Nguồn gốc của “tử tế”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tử tế là một từ láy? Hẳn nhiều người cho là vậy. Nhưng kỳ thực, dù mang hình thức láy phụ âm t- nhưng tử tế lại là một từ được tạo thành bằng phương thức ghép, trong đó hai yếu tố tử và tế bình đẳng với nhau về mặt ngữ nghĩa, và đều là những yếu tố gốc Hán.

Tử (bộ nhân) có nhiều nghĩa, trong đó có nét nghĩa “kỹ lưỡng, cẩn thận”. Tế (bộ mịch) có nghĩa “nhỏ, mịn, kỹ càng, tỉ mỉ”, như trong tế bào, tinh tế, vi tế. Trong tiếng Hán, tử tế mang nghĩa “tỉ mỉ, kỹ càng, cẩn thận”.

Vào tiếng Việt, nghĩa của tử tế thay đổi khá nhiều. Từ điển tiếng Việt giảng nghĩa từ này là: “1. Có được tương đối đầy đủ những gì thường đòi hỏi phải có để được coi trọng, không phải sơ sài, lôi thôi hoặc thiếu đứng đắn. Đi ra đường phải ăn mặc tử tế […]. 2. Tỏ ra có lòng tốt trong đối xử với nhau. Ăn ở tử tế với nhau” (Hoàng Phê chủ biên, 1997, tr.1037). Tuy vậy, nghĩa của tử tế trong tiếng Việt hiện nay vẫn còn phảng phất nét nghĩa xưa ở hàm ý “tỉ mỉ, kỹ càng, cẩn thận” trong cách ăn ở, đối nhân xử thế.

VTV1 đang có chương trình Việc tử tế. Đây là chương trình “Tôn vinh những hành động đẹp, những tấm gương đẹp để tạo thành một xã hội tử tế”. Không ít trong chúng ta nghĩ rằng, việc tử tế đối với cộng đồng, xã hội phải là những việc lớn lao, có sức tác động sâu rộng. Thật ra, việc tử tế có thể bắt đầu từ những việc tốt nhỏ nhặt, giản đơn, đời thường, bình dị nhất xung quanh chúng ta mỗi ngày. Bởi hàm nghĩa sâu xa của tử tế là “tỉ mỉ, kỹ càng từ những điều nhỏ bé” cơ mà!

Năm mới, chúng ta hãy cũng lan tỏa những việc tử tế, từ những việc tốt bình dị, gần gũi nhất với môi trường, với những người bên mình và với cả chính mình. Mỗi người một việc tử tế, xã hội sẽ nhân lên bao việc tử tế. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều.

Th.S PHẠM TUẤN VŨ 

Có thể bạn quan tâm

Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 theo tỉnh, thành mới

Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 theo tỉnh, thành mới

Công tác chấm thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra khi vừa sáp nhập tỉnh, thành, việc công bố điểm thi sẽ theo tỉnh, thành mới; Bộ GD-ĐT sẽ phân tích kết quả thi để đánh giá độ khó của đề thi; phân tích điểm hiệu chỉnh giữa các môn thi...là những điểm đặc biệt trong việc chấm thi và công bố kết quả thi.

Ngã rẽ sau kỳ thi tốt nghiệp THPT: Chọn đại học hay học nghề?

Ngã rẽ sau kỳ thi tốt nghiệp THPT: Chọn đại học hay học nghề?

(GLO)- Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã khép lại nhưng cánh cửa tương lai của các sĩ tử vừa mới mở ra. Đề thi năm nay được đánh giá có độ phân hóa rõ rệt khiến nhiều em lo ngại điểm số không như kỳ vọng. Trước tình hình đó, nhiều học sinh bắt đầu trăn trở trước ngã rẽ: chọn đại học hay học nghề?

Trường ĐH Quy Nhơn, Tập đoàn GEO và Công ty TNHH O-Door Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ. Ảnh: Hồ Điểm

Gia Lai: Ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo hiện đại

(GLO)- Ngày 14-7, tại Trường Đại học Quy Nhơn đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Đại học Quy Nhơn, Tập đoàn GEO (Đức) và Công ty TNHH O-Door Việt Nam về việc xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.

null