Người Việt xa xứ 'khắc cốt ghi tâm' lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những người con đất Việt đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài đều bàng hoàng, hụt hẫng, tiếc thương khi hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt đại biểu người có uy tín, nhân sỹ, trí thức, doanh nhân dân tộc thiểu số tiêu biểu toàn quốc năm 2017. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt đại biểu người có uy tín, nhân sỹ, trí thức, doanh nhân dân tộc thiểu số tiêu biểu toàn quốc năm 2017. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Bàng hoàng, hụt hẫng, tiếc thương - đó là cảm xúc chung của những người con đất Việt đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài khi hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/7/2024.

Là người thường xuyên theo dõi thông tin trên báo đài, bà Phạm Thanh Thủy, Phó Chủ tịch Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia, kính trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vì những đóng góp to lớn của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam cho đất nước, dân tộc, đặc biệt là trong công cuộc phòng chống tham nhũng.

Nhắc lại kỷ niệm năm 2019 khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm cấp nhà nước tới Vương quốc Campuchia, bà Phạm Thanh Thủy xúc động bày tỏ sẽ luôn nhớ mãi nụ cười hiền từ, ấm áp của Tổng Bí thư, người luôn quan tâm, dành tình yêu thương cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói chung, cũng như cộng đồng kiều bào ở Campuchia nói riêng.

Bà Phạm Thanh Thủy, Phó Chủ tịch Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia, bày tỏ tình cảm kính trọng và tiếc thương vô hạn của cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Hoàng Minh/TTXVN)

Bà Phạm Thanh Thủy, Phó Chủ tịch Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia, bày tỏ tình cảm kính trọng và tiếc thương vô hạn của cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Hoàng Minh/TTXVN)

Bà Phạm Thanh Thủy cho biết cá nhân bà cùng cộng đồng người Việt ở Campuchia luôn dành tình cảm kính trọng, chân thành nhất cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, anh Eang Ra, người gốc Việt đang sinh sống, làm ăn tại Campuchia nhấn mạnh cộng đồng kiều bào, người gốc Việt ở Campuchia sẽ luôn ghi nhớ và gửi lời cảm ơn chân thành nhất cho những cống hiến suốt đời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho dân tộc Việt Nam. Anh tâm sự Tổng Bí thư ra đi là nỗi đau, mất mát to lớn đối với Việt Nam.

Ông Eang Ra, người Campuchia gốc Việt ở thủ đô Phnom Penh (Campuchia), bày tỏ tình cảm vô cùng tiếc thương và tin tưởng những di sản Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại sẽ luôn sống mãi. (Ảnh: Hoàng Minh/TTXVN)

Ông Eang Ra, người Campuchia gốc Việt ở thủ đô Phnom Penh (Campuchia), bày tỏ tình cảm vô cùng tiếc thương và tin tưởng những di sản Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại sẽ luôn sống mãi. (Ảnh: Hoàng Minh/TTXVN)

Từ Bắc Kinh, chị Đoàn Thị Quỳnh, cũng bày tỏ lòng biết ơn vì những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho toàn Đảng, toàn dân như các quyết sách, chiến lược kinh tế xã hội, đặc biệt là chiến dịch chống tham nhũng “vô tiền khoáng hậu.”

Trò chuyện với phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, chị Đoàn Thị Quỳnh nhấn mạnh những kiều bào ở nước ngoài như chị cảm thấy an tâm, động viên rất nhiều trong việc phát triển kinh tế hướng về Việt Nam khi chứng kiến những đổi thay, phát triển của đất nước những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người chèo lái.

Từng có vinh dự tham gia đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Bắc Kinh, được bắt tay, hỏi chuyện với Tổng Bí thư, chị Đoàn Thị Quỳnh mãi không thể quên sự gần gũi thân thiết, giản dị tôn kính của nhà lãnh đạo Việt Nam.

Chị còn nhớ Tổng Bí thư khi gặp gỡ kiều bào tại Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh đã nhấn mạnh bà con đồng bào Việt Nam ở nước ngoài phải được quan tâm, cùng đồng lòng hướng về đất nước.

“Khắc cốt ghi tâm” câu nói ấy, chị Đoàn Thị Quỳnh chia sẻ sẽ luôn hướng về quê hương đất nước Việt Nam, tự hứa sẽ học hỏi và phấn đấu không ngừng để trở thành người con Việt Nam ưu tú và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ mai sau. Chị bày tỏ: “Việt Nam cảm ơn có bác dẫn dắt, bà con Việt kiều tự hào được bác chăm lo”.

Bà Trần Thị Chang, Chủ tịch Hội hữu nghị Malasyia nhớ lại những lần được gặp Tổng Bí thư, hai lần nhớ nhất là trong dịp tổ chức Xuân quê hương năm 2016 tại Hà Nội và dịp về dự Hội nghị thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9 năm 2015 cũng tại Hà Nội.

Đối với bà, ấn tượng về Tổng Bí thư là một người lãnh đạo tài ba, liêm chính, chí công, vô tư. Bà nhấn mạnh: "Bác làm việc không ngày nghỉ, tận hiến đến lúc cuối đời. Bác là một nhà lãnh đạo có tấm lòng, đạo đức sáng ngời và rất đáng tự hào cho dân tộc."

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, bà Chang nhắc lại lần đầu tiên được nắm tay Tổng Bí thư trong dịp kiều bào về dự Xuân quê hương.

Đến giờ, bà Chang vẫn nhớ như in lời dặn của Tổng Bí thư: “Kiều bào ở nước ngoài phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau hướng về quê hương đất nước.”

Đối với bà Chang, câu nói của Tổng Bí thư: “Kiều bào Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận máu thịt không thể tách rời khỏi dân tộc Việt Nam” luôn gây xúc động và bà coi đó là "kim chỉ nam cho mọi hành động của mình."

Nhớ lời dặn dò của Tổng Bí thư, trên cương vị là chủ tịch Hội hữu nghị Malaysia-Việt Nam, tổ chức có 200 thành viên là người Việt và Malaysia với đội ngũ cố vấn gồm nhiều trí thức lớn của Malaysia, bà Chang luôn tích cực trong mọi công tác, hướng tới việc thúc đẩy, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Malaysia./.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.