Người phụ trách Xưởng Dược tại căn cứ cách mạng Krong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Biết mục đích đến thăm của chúng tôi, bà Văn Thị Sáu (trú tại số 430 Nguyễn Thái Học, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) rất vui mừng. Trò chuyện cùng chúng tôi, nữ dược sĩ của Xưởng Dược tỉnh Gia Lai trong những năm kháng chiến chống Mỹ bồi hồi kể lại chuyện xưa.

Bà Sáu hồi nhớ: “Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Dược Hà Nội, năm 1966, tôi được Bộ Y tế cử vào miền Nam phục vụ chiến đấu. Đoàn chúng tôi khoảng 20 người. Chúng tôi đi suốt trong 3 tháng từ Hà Nội đến căn cứ y tế Khu 5. Từ đó, các thành viên trong đoàn được phân công đi các tỉnh khác nhau, riêng tôi được phân công về Gia Lai. Khi đến căn cứ, tôi được bác sĩ Lê Tính (Luật)-Trưởng ban Dân y tỉnh nhận và phân về công tác tại bộ phận dược.

Đến năm 1967, Ban Dân y tỉnh được tổ chức thành 5 bộ phận gồm: văn phòng, bệnh xá, bộ phận dược, trường huấn luyện, đội lưu động. Bộ phận dược lúc này gồm cả kho và xưởng sản xuất với 17 người (1 dược cao, 4 dược trung, 6 dược tá, 6 dược công và 10 nhân viên vận chuyển và phục vụ) do dược sĩ Xuân phụ trách. Từ khi dược sĩ Xuân đi phía trước thì tôi phụ trách”.

Bà Văn Thị Sáu (ảnh gia đình nhân vật cung cấp).

Bà Văn Thị Sáu (ảnh gia đình nhân vật cung cấp).

Tháng 7-1969, Xưởng Dược chính thức đi vào sản xuất. Được sự tin tưởng của cấp trên, bà Sáu được phân công làm Xưởng trưởng. Lúc này, ngoài việc được bổ sung người từ miền Bắc vào, Xưởng Dược còn được trang bị dụng cụ phục vụ chế biến như: thuyền tán, thiết bị hàn xì của thợ vàng, cân tiểu ly và thúng lắc. Dù đây chưa phải là thiết bị hiện đại, nhưng trong hoàn cảnh chiến trường lúc đó, chứng tỏ ngành dược của ta đã có nhiều tiến bộ. Cùng với đó, kỹ thuật làm thuốc cũng có nhiều cải tiến, từ in viên thuốc bằng vỏ đạn, chuyển sang dập một số viên tròng bằng thúng lắc; từ chỗ chỉ dùng thuốc thành phẩm từ miền Bắc đưa vào, Xưởng Dược đã sản xuất được nước đóng lọ Penicillin.

Hóa chất để sản xuất dược được nhận tại Quảng Nam gồm: Natri, B1, Vitamin C, dung dịch sát khuẩn… Cứ khoảng 3 tháng, Xưởng trưởng lại cử 2 cán bộ ra Khu 5 xin cấp 1 lần. Việc dùng thuốc, hóa chất phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Để chủ động thêm nguồn dược liệu tại chỗ, anh em cũng nghiên cứu thêm một số loại cây thuốc có tại chỗ. Khi có thời gian rảnh, một số ở lại chăm sóc thương binh kèm tăng gia sản xuất, một số đi khai thác dược liệu. Có lần phải đi xuống tận Đà Nẵng hái sâm, hay vào rừng hái các loại cây như: dạ cẩm, thạch xương bồ, quyển bá, rễ đa đa…

Bên cạnh đó, xưởng còn phối hợp cùng với các ban, ngành và người dân địa phương nghiên cứu thực địa sưu tầm và vẽ được bản đồ cây dược liệu. Những dược liệu chủ yếu được thể hiện trên bản đồ là Quinquina ở vùng Mang Yang, Alongtrơng (hoàng đằng), dền, vỏ sữa, sâm bố chánh… Bản đồ dược liệu này về sau được kỹ sư Vũ Đức Minh khảo sát thêm ở vùng Bắc đường 19 để bổ sung, hoàn chỉnh.

Theo bà Sáu, việc thu hái dược liệu trong rừng rất khó khăn, không ít lần anh em trong Xưởng Dược gặp nguy hiểm. “Tôi nhớ có lần dược tá Nguyễn Tấn Đức đi lấy sâm không may gặp địch càn. Nhờ nhanh nhẹn, anh tránh được vòng vây của địch nhưng khi về thì lại gặp nước lũ đầu nguồn đổ về đột ngột, anh phải buộc mình trên cây cao để tránh lũ và thú dữ. Dù gặp khó khăn, nguy hiểm đến vậy, anh Đức vẫn kiên trì mang cho bằng được gùi sâm khô về căn cứ an toàn”-bà Sáu nhắc nhớ.

Cùng với bản đồ dược liệu, trong những năm 1968-1969, Ban Dân y tỉnh cũng đã nghiên cứu và lập được bản đồ dịch của tỉnh. Bản đồ đã xác định được các loại dịch, thời gian, những vùng thường xảy ra các loại dịch cũng như nguyên nhân. Qua bản đồ này, tỉnh xây dựng được kế hoạch vận động Nhân dân vệ sinh phòng dịch hiệu quả hơn.

Từ thực tế những căn bệnh thường gặp mà chưa có thuốc đặc trị, bản thân bà Sáu cũng đã tìm tòi, nghiên cứu chuyên sâu 2 đề tài về cây ngải rợm điều trị kinh nguyệt cho phụ nữ và cây hoàng đằng điều trị tiêu chảy. Năm 1976, sau khi chuyển công tác về Nghĩa Bình (nay là tỉnh Bình Định) giữ chức Giám đốc Công ty Dược liệu miền Trung, bà Sáu cùng với các đồng nghiệp bổ sung đề tài, đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thêm về thành phần, công dụng, cách thức, cách điều chế thuốc điều trị tiêu chảy nhằm sử dụng thuốc hiệu quả hơn trong thực tế. Đề tài này đã được Viện Dược liệu cấp chứng nhận cho Xí nghiệp Dược liệu Bình Định để sản xuất và phân phối rộng rãi. Năm 1978, bà Sáu là Tỉnh ủy viên, Giám đốc Công ty Dược tỉnh Bình Định. Đến năm 1996, bà nghỉ hưu theo chế độ.

Với những đóng góp của mình cho công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bà Văn Thị Sáu đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng ba và nhiều phần thưởng khác.

Có thể bạn quan tâm

Bà Ksor H’Nhir (bìa phải, buôn Ma H’Rai, xã Ia Hiao) phấn khởi khi nước sạch được dẫn về tận nhà. Ảnh: H.T

Niềm vui nước sạch về làng

(GLO)- Dự án cấp nước sạch trên địa bàn 2 xã Ia Peng và Ia Hiao (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa hoàn thành giai đoạn 1. Theo đó, 484 hộ dân nơi đây được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nguồn nước.

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

(GLO)- Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 746/UBND-KTTH về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24-5-2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới gắn với hoạt động tín dụng chính sách.

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

(GLO)- Hơn 25 năm gắn bó với ngành bảo hiểm nhân thọ, chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp - Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential tại Gia Lai luôn kiên định với triết lý: “Bán hàng bằng trái tim”.

Động đất tại Myanmar: Số người mắc kẹt trong tòa nhà sập ở Thái Lan lên tới 81 người

Động đất tại Myanmar: Số người mắc kẹt trong tòa nhà sập ở Thái Lan lên tới 81 người

Liên quan đến những thiệt hại tại Thái Lan do ảnh hưởng của trận động đất tại Myanmar, thông báo chiều 28/3, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai cho biết đã có ít nhất 3 công nhân thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà cao 30 tầng đang được xây dựng ở Thủ đô Bangkok.

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

(GLO)- Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai duy trì hoạt động chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ vào sáng thứ hai tuần đầu tiên của tháng. Hoạt động này nhằm tuyên truyền, giáo dục, bồi đắp tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

(GLO)- “Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Rơ Lan Xíu còn nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao và luôn được cộng đồng tin tưởng, tín nhiệm”- Đó là nhận xét của ông Puih Dinh- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) về Trưởng ban Công tác mặt trận làng Nú.