Người dân Hà Ra mong có cầu qua suối A Reng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân của làng Kon Hoa, Kon Chrăh và thôn Phú Yên (xã Hà Ra, huyện Mang Yang) phải lội qua suối A Reng để đến khu sản xuất. Vào mùa mưa lũ, người dân phải đi vòng hàng chục cây số nên mong mỏi có cây cầu kiên cố.

Từ trung tâm xã, ông Thôm-Trưởng thôn Kon Hoa dẫn chúng tôi vượt qua 4 km trên con đường quanh co, nhỏ hẹp để đến khu sản xuất Rư. Ông cho biết: Khu sản xuất Rư có diện tích hơn 200 ha của nhiều hộ dân ở làng: Kon Hoa, Kon Chrăh và thôn Phú Yên. Để đến khu sản xuất này, bà con phải đi dọc theo con đường mòn rồi băng qua suối A Reng. Mùa khô, dòng suối trơ đáy, phương tiện chính để người dân chở nông sản là xe máy. Vào mùa mưa, bà con phải đi đường vòng hơn 15 km qua các xã: Ayun, Đak Jơ Ta mới đến được khu sản xuất. Qua nhiều năm, hai bên bờ suối A Reng bị dòng nước lũ tàn phá khiến cho đất bị sạt lở nghiêm trọng gây khó khăn và nguy hiểm cho người dân mỗi khi qua lại.

“Làng Kon Hoa có 179 hộ/820 khẩu, 99% dân số là người Bahnar. Do không có cây cầu qua suối nên bà con gặp nhiều khó khăn trong vận chuyển nông sản. Vậy nên, bà con luôn mong mỏi có cây cầu bắc qua suối A Reng”-ông Thôm cho biết.

Hai bên bờ suối A Reng sạt lở nghiêm trọng, gây nhiều khó khăn cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa. Ảnh: R’Ô HOK

Hai bên bờ suối A Reng sạt lở nghiêm trọng, gây nhiều khó khăn cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa. Ảnh: R’Ô HOK

Còn ông Kứi (làng Kon Hoa) thì cho hay: Cứ đến mùa mưa lũ, nước từ thượng nguồn đổ về khiến hai bên bờ suối sạt lở nghiêm trọng, lòng suối có nơi rộng 20-30 m khiến bà con không thể băng qua được. Để rút ngắn khoảng cách đi lại, có người liều lĩnh vượt suối, bơi qua dòng nước chảy xiết để đi làm rẫy hoặc từ rẫy về nhà.

“Bị ngăn cách bởi con suối A Reng nên cuộc sống của người dân gặp rất nhiều trở ngại. Riêng gia đình tôi có 1 ha cà phê, 6 sào lúa tại khu sản xuất này. Vào mùa thu hoạch, tôi phải vác từng bao cà phê, lúa qua bên kia đồi để tập kết rồi mới chở về nhà được. Có khi phải ngủ lại rẫy vài ngày đợi xong công việc mới về nhà được”-ông Kứi chia sẻ.

Tương tự, ông A Yấp (làng Kon Hoa) chia sẻ: “Gia đình tôi có 8 sào đất ở bên kia suối. Tôi mong Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng cây cầu kiên cố để bà con đi lại thuận lợi, an toàn”.

Theo ông Thơng-Trưởng thôn Kon Chrăh: Từ làng ra khu sản xuất Rư khoảng 4 km. Trong khi đó, vào mùa mưa, để đến khu này phải đi vòng hơn 15 km. Trước đây, gia đình ông cũng có 2 sào đất ở bên kia suối, do khó khăn trong việc vận chuyển nên đành bán lại để mua đất ở chỗ khác. “Phần lớn hộ dân trong làng có đất sản xuất ở đây, chủ yếu trồng lúa, cà phê, bời lời. Tại các buổi tiếp xúc cử tri, chúng tôi đều nêu ý kiến mong Nhà nước quan tâm xây dựng một cây cầu vững chãi”-ông Thơng nói.

Người dân xã Hà Ra mong sớm có cây cầu bắc qua suối A Reng. Ảnh: Hà Phương

Người dân xã Hà Ra mong sớm có cây cầu bắc qua suối A Reng. Ảnh: Hà Phương

Trao đổi cùng chúng tôi, ông Trần Thanh Tuấn-Chủ tịch UBND xã Hà Ra-cho biết: Mỗi khi mùa mưa đến, người dân trên địa bàn phải đi vòng hàng chục cây số để đến rẫy. Việc đầu tư xây dựng cây cầu qua suối A Reng có ý nghĩa quan trọng, không chỉ tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giao thương mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển. Do đó, xã mong muốn huyện sớm bố trí kinh phí đầu tư xây dựng cây cầu này.

Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

(GLO)- Bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đội ngũ hòa giải viên ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã kịp thời giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong dân, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.