“Nghe kể chuyện làng mình”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tựa như một lời rì rầm, triển lãm “Nghe kể chuyện làng mình” của nữ họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu (Gia Lai) gây bất ngờ khi thoát ly những mô típ quen thuộc để kể về một đời sống quá đỗi dung dị và yên bình của những ngôi làng Tây Nguyên theo lối rất riêng.

Ngày 6-9, triển lãm của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu sẽ khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh với 65 tác phẩm tranh sơn mài. Đây là triển lãm cá nhân thứ 2 của bà, cách triển lãm đầu tiên tròn 20 năm, ghi thêm một dấu ấn sáng tạo đáng nể của cây cọ nữ đã ngoài 60 tuổi. Không có rừng rực lễ hội, không có ám ảnh tâm thức, đây là cuộc trở về với ban sơ gần gụi, mà lạ thay lại khiến người xem thổn thức.

Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu vẫn đắm đuối với tranh sơn mài dù đã ngoài 60 tuổi. Ảnh: Phương Duyên
Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu vẫn đắm đuối với tranh sơn mài dù đã ngoài 60 tuổi. Ảnh: Phương Duyên

Tuổi này, nhiều người đã tự cho phép mình ngơi nghỉ, nhưng nữ họa sĩ Xuân Thu lại luôn đặt ra cho mình những câu hỏi và giới hạn để phải vượt qua trong sáng tạo nghệ thuật. Nhu cầu làm mới mình, nhu cầu cống hiến cho công chúng những cảm xúc đẹp đẽ đã đặt ra sự thôi thúc tự thân.

Điều đầu tiên khiến mọi người bất ngờ chính là số lượng tranh sơn mài đồ sộ ra mắt tại triển lãm. Ngoài một số tác phẩm “dành dụm” từ trước đó, tranh sáng tác mới lên đến 38 bức, trong đó bức lớn nhất là “Sóng Tây Nguyên” có khổ 1,8x4,5m. Tất cả xác tín 2 thập kỷ lao động sáng tạo đến mức lao khổ với nhiều biến chuyển trong chủ đề của nữ họa sĩ: Từ đất và người Tây Nguyên chuyển sang đề tài Pleiku phố để rồi quay trở lại với Tây Nguyên một lần nữa bằng góc nhìn sâu đến tận cùng vào đời thường bình dị mà say đắm. Có vậy mới thấy được vẻ đẹp của những tấm váy áo thổ cẩm đang hong phơi để đón ngày hội làng (“Chờ tháng ba về”), mới yêu sắc nồng đượm hừng lên trong bếp than hồng (“Bếp nồng”), nét quyến rũ hoang dại của sơn nữ bên suối (“Suối tóc”) hay cuộc chuyện trò của những bà mẹ địu con sưởi nắng (“Câu chuyện mùa đông”)…

Tác phẩm “Đêm nằm nghe kể khan”.

Tác phẩm “Đêm nằm nghe kể khan”.

Để lưu lại từng chi tiết nhỏ như thế rồi rút lòng ra mà kể bằng màu vẽ, ta hiểu rằng người cầm cọ đã không biết bao lần dừng chân, lặng ngắm và yêu thương đời sống ấy. Một đời sống làng buôn gần gụi biết mấy với nếp nhà nhấp nhô trên đồi (“Lưng chừng đồi”, “Con đường màu xanh”), chó mèo gà lợn quấn quýt, bắp lúa thơm khói bếp (“Bà đã về”, “Đêm nằm nghe kể khan”…).

Trong đó, màu của ngàn xanh thường được ưu tiên, như chính sự hòa hợp của người Tây Nguyên với rừng từ trong bản thể. Sự dung dị đánh thức những xung động từ mơ hồ đến mãnh liệt trong cảm xúc của người xem. Như thể sau những chuyến đi dài ta lại được về ngồi dưới một bóng cây của quê nhà, cảm nhận nỗi bình yên và thổn thức. Như người già rồi sẽ hóa trẻ nhỏ, phía cuối con đường ta đi thì ra đều dẫn đến những mộng ước ban sơ.

Tác phẩm "Đất lành".

Tác phẩm "Đất lành".

Cũng nằm trong mạch kể ấy là tác phẩm “Đất lành”. Trải ra trên tấm vóc rộng là khung cảnh buôn làng bình yên với tốp phụ nữ gùi củi về nhà, xa xa có bóng y áo khó lẫn của một vị sư mà những ngày qua đang làm dậy lên trong lòng người những trăn trở về ý nghĩa sống. Nữ họa sĩ chuyện trò: “Cái nhiều người kiếm tìm thì thực ra người Tây Nguyên đã có sẵn rồi. Họ sống bình dị, không mưu cầu hay bon chen nhiều. Họ hạnh phúc vì biết hài lòng với cái mình có”.

Họa sĩ Xuân Thu tự sự, bà là người phụ nữ Huế tha phương đến Tây Nguyên và sinh sống đến nay đã gần 40 năm. Trong khoảng thời gian ấy, Tây Nguyên đã từ từ chạm, thấm vào trái tim bà một cách chân thực và tự nhiên, khiến bà nhìn ra cái đẹp ở khắp nơi, từ cuộc sống bình dị đến văn hóa, hồn cốt con người... “Vì vậy mà đến triển lãm này, tôi xem đây là câu chuyện của làng mình chứ không còn là chuyện làng Tây Nguyên trong mắt một cô gái Huế”-bà cho hay.

“Nghe kể chuyện làng mình” ảnh 4

Thật khó diễn tả, nhưng với tôi, người Tây Nguyên có sự tự do, mộc mạc, mạnh mẽ trong tự thân của họ. Đây cũng là giá trị tinh thần thực sự của vùng đất này. Vì vậy, nếu tranh của tôi có sự mộc mạc, tự do và mạnh mẽ, thì đó chính là giá trị chân thực từ đời sống Tây Nguyên mà tôi cảm nhận được, hoặc tôi đã là một phần của Tây Nguyên…”.

-Nữ họa sĩ HỒ THỊ XUÂN THU-

Thêm một điều khiến người xem ngỡ ngàng, đó là cách dùng màu rất lạ của họa sĩ trong loạt tranh này so với khuôn thước chất liệu truyền thống như son, vàng, then… Họa sĩ Lê Vấn (tỉnh Đắk Lắk), một họa sĩ cũng tài tình trong phác họa về Tây Nguyên đã lập tức nhận ra. Ông nhận xét: “Bảng màu trong một số tranh mới sáng tác của Xuân Thu có xu hướng thoát khỏi hài hòa đậm thường thấy của chất liệu này; sử dụng nhiều sắc độ của vàng quỳ, xám, trắng của bạc, trắng cẩn trứng…tạo ra hiệu quả lạ mắt, nhẹ nhàng, mang đến ấn tượng khác về Tây Nguyên.

Loạt tranh này cũng chuyển hóa tinh thần của tạo hình truyền thống Tây Nguyên nhưng ít lệ thuộc vào những mẫu thức, hoạ tiết thường thấy mà ở tầng sâu hơn là không gian sống. Đây có thể là kết quả của một hoạ sĩ nhiều năm sống ở Tây Nguyên. Những hiệu quả thẩm mỹ này đã bù đắp cho những phần có thể không phải là thế mạnh của Xuân Thu, ví dụ như nét nhấn, độ nhấn”.

Trong khi đó, tình cờ có mặt tại gallery của họa sĩ Xuân Thu những ngày này, điêu khắc gia Phạm Văn Hạng-một tên tuổi của mỹ thuật Việt Nam đã không khỏi “ngạc nhiên về sức vóc lao lực” của bà dành cho nghệ thuật. “Không chỉ ở chất liệu sơn mài với những tấm vóc lớn mà là bút pháp tinh luyện, tinh hoa hồn nhiên cảm tác sinh hoạt, mây nước, cử điệu mang hồn cốt của xứ sương mù, đồi núi, đất đỏ, cây xanh…”-điêu khắc gia Phạm Văn Hạng chia sẻ với không ít cảm phục.


Điêu khắc gia Phạm Văn Hạng (thứ 2 từ trái sang) cảm phục sự lao lực, sức sáng tạo của nữ họa sĩ Xuân Thu với tranh sơn mài. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Điêu khắc gia Phạm Văn Hạng (thứ 2 từ trái sang) cảm phục sự lao lực, sức sáng tạo của nữ họa sĩ Xuân Thu với tranh sơn mài. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ai đó đã nói rằng, với người họa sĩ, vẽ ngoại cảnh cũng là vẽ nội tâm. Ngắm tranh của họa sĩ Xuân Thu, ta tưởng như được uống thứ rượu đã ủ chín kỹ, chỉ chờ đến lúc rót ra mời khách quý. Cảm giác ấm nồng ấy có lẽ là điều mà người cầm cọ nào cũng muốn kiếm tìm.

Có thể bạn quan tâm

Công bố 10 sự kiện văn hóa 2024

Công bố 10 sự kiện văn hóa 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024. Trong 15 đề cử do ban tổ chức công bố, chương trình "Anh trai say hi", "Anh trai vượt ngàn chông gai" và nhiều chương trình nghệ thuật được nêu trong sự kiện về công nghiệp văn hóa đột phá.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.