Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu: Đi đến cùng "cuộc chơi nghệ thuật"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cách đây vài hôm, họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu rất vui khi thông báo rằng bà đã dời hoạt động của xưởng sơn mài và công ty mỹ thuật quảng cáo về nơi khác, dành toàn bộ không gian ngôi nhà số 31 Ama Quang (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) để trưng bày tác phẩm tranh sơn mài. Điều ấy khẳng định tinh thần đi đến cùng “cuộc chơi nghệ thuật” dù khổ công.
5 năm trước, họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu ra mắt gallery (phòng tranh cá nhân) sau nhiều năm ấp ủ. Tuy nhiên, do bận rộn với công ty mỹ thuật quảng cáo nên sự đầu tư cho gallery vẫn chưa tương xứng. Mong muốn tạo một điểm đến hấp dẫn cho du khách khi dừng chân nơi Phố núi cũng chưa hoàn thành, dù trước đó từng có vài đoàn khách, kể cả khách nước ngoài đến tham quan gallery.
Giờ thì 2 gian phòng rộng rãi đều được dành để trưng bày tranh sơn mài với khoảng 50 bức, khổ nhỏ nhất 40x40 cm, khổ lớn nhất 160x180 cm. Trong điều kiện Gia Lai chưa có trung tâm triển lãm đúng chuẩn, gallery này là một không gian thưởng lãm sang trọng hiếm hoi.
Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu tại phòng tranh cá nhân. Ảnh: Phương Duyên
Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu tại phòng tranh cá nhân. Ảnh: Phương Duyên

Như mạch nguồn xuyên suốt, tranh của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu từ trước đến nay vẫn trung thành với chủ đề Tây Nguyên. Những chuyển động trong đời sống văn hóa, tinh thần của xứ sở cao nguyên, từ bung biêng lễ hội đến dung dị sinh hoạt thường ngày đều tự nhiên đi vào tranh của bà với hình tượng người phụ nữ làm chủ đạo. Trong tiếng mưa rất nhẹ, dưới ánh đèn soi tranh vàng mơ, những bức “Men rừng”, “Hồn núi”, “Đường về”, “Giã gạo”, “Giao cảm”… lay động bao cảm thức sâu xa. Vẫn giữ nét quý phái của tranh sơn mài truyền thống, chúng đồng thời chuyển tải thành công nét hoang mộc, có phần gồ ghề của vùng đất và con người xứ núi. Nhiều tác phẩm trong số này đã được chủ nhân chọn tham gia các triển lãm cá nhân, triển lãm nhóm trong và ngoài nước.

Theo đuổi dòng tranh sơn mài gần 25 năm qua, họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu chưa thôi say mê “cuộc chơi nghệ thuật” này. Gọi là “cuộc chơi” nhưng rất kén người và khắc nghiệt, nếu không đam mê thì khó lòng đi đến tận cùng. Từ những bức rất trong về cảm xúc, càng về sau, tranh của bà càng khẳng định độ chín của kinh nghiệm, kỹ thuật. Nữ họa sĩ trải lòng, một số bức không hẳn là đẹp nhưng gắn với nhiều kỷ niệm, giờ có vẽ lại cũng không sao ôm trọn cảm xúc như xưa. Một trong số đó là bức “Lễ hội pơ thi” (khổ 80x120 cm) đạt giải khuyến khích tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung-Tây Nguyên năm 2002. Dù đã bán cho một người quen ở TP. Nha Trang nhưng gần đây, bà liên hệ mua lại để trưng bày tại gallery. 
“Dạo này, mỹ thuật Gia Lai có phần trầm lắng. Vì vậy, tôi muốn làm gì đó để không khí sôi động hơn”-nữ họa sĩ chia sẻ lý do dốc sức cho phòng tranh. Cùng với mong muốn đưa tác phẩm nghệ thuật đến với công chúng rộng rãi hơn, bà hy vọng sẽ kết nối một số công ty du lịch để đưa gallery này thành điểm đến cố định trong các tour tuyến. Do vậy, ngoài tranh, tại đây còn trưng bày một số sản phẩm như: bầu khô, gáo dừa trang trí sơn mài với những họa tiết, hoa văn bắt mắt. Nữ họa sĩ cho biết, tới đây, bà sẽ làm phong phú thêm các “sản phẩm du lịch bỏ túi” nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách như: tượng gỗ dân gian (đặt tượng của các nghệ nhân, sau đó trang trí sơn mài), tranh khổ nhỏ (20x20 cm)… Ngoài việc tìm hiểu một phần đời sống văn hóa nghệ thuật Phố núi, du khách đến đây sẽ “khó lòng” về tay không. 
Tham quan phòng tranh, họa sĩ trẻ Nguyễn Nguyên Bút không khỏi trầm trồ: “Không gian gallery rất đẹp, ấn tượng. Trong không gian này, ta có thể cùng ngồi trò chuyện, ngắm tranh, tìm hiểu nghệ thuật sơn mài, rất thú vị. Nếu có bạn bè ở xa đến, mình sẽ đưa tới đây tham quan”. 
Không chỉ giới hạn với những tác phẩm cá nhân, họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu còn bày tỏ mong muốn gallery này trở thành “ngôi nhà chung” trưng bày tranh của một số đồng nghiệp có cùng tình yêu hội họa, biến phòng tranh thành nơi gặp gỡ, đi về của những người đồng điệu. 
PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Mỗi chuyến tác nghiệp tại Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là hành trình cảm xúc, hun đúc tinh thần yêu nước và khát vọng cống hiến. Những trải nghiệm nơi đảo xa đã trở thành dấu mốc nổi bật trên chặng đường làm báo, để các phóng viên, biên tập viên được “tôi luyện” trong môi trường đặc biệt, khắc nghiệt và đầy cảm hứng.

null