Tây Nguyên rừng cây, bến nước, buôn làng...

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- 1. Mùa xuân nào đã xa, rừng cây tươi tắn lành lặn xanh màu. Buôn làng người M’Nông sống bên thác nước, dòng sông đầy đặn tháng ngày. Người người vui sống chung tay nương rẫy kề cạnh rừng cây mừng ngày mùa lúa mới. Đêm trăng sáng, buôn làng ngân vang tiếng cồng chiêng, rộn ràng tình ý thiêng liêng biết ơn đất trời, sông núi, rừng cây, nương rẫy từng mùa nắng mưa đem lại sự sống tốt tươi cho cộng đồng.
Trên căn nhà sàn mái tranh vách nứa có khung cửa trông ra bến nước, rừng cây đêm trăng sáng, già làng M’Nông và tôi ngồi bên bếp lửa sáng hồng với ché rượu cần thơm nồng hương men lá cây rừng. Già làng cười vui thân thiện trên khuôn mặt đen đúa, nhăn nheo mà đôi mắt trong veo tình người, mỗi lần ông chuyền cần rượu qua tay tôi. Khuôn mặt già làng hạnh phúc trong cuộc sống đầy đặn tình người, tình làng dân tộc M’Nông bên bến nước, rừng cây, nương rẫy, từng mùa mưa nắng sống gần gũi thân thiết nhau giữa vùng đồi cao nguyên xanh, đầy hoa lá tốt tươi…
2. Từ thượng nguồn, tôi ngồi thuyền độc mộc trên dòng sông lớn, dưới ánh nắng mai rạng rỡ mềm mại, qua từng rẫy xanh vùng đồi, xuôi về ruộng đồng lá nước bên sông, nắng vàng nắng thơm hương mùa gặt hái. Lúa mới thơm hương, tình người thơm thảo. Trong nắng mai vàng, tôi nghe lòng chan hòa hạnh phúc, vui niềm vui người người cao nguyên. Người người M’Nông gắn bó truyền thống cộng đồng, hết lòng chăm lo quý khách như người thân cùng nhà khi gặp lại nhau bên bếp lửa trên căn nhà sàn. Người M’Nông sống vì người, vì thiên nhiên, trong nắng sớm mưa chiều, người người gần gũi bến nước quê hương đầy đặn giữa đôi bờ rừng xanh tươi tắn yên lành, sớm chiều vui mắt nhìn đàn chim thú bay nhảy quanh tán lá, cành cây…
Những nếp nhà sàn dài truyền thống của người M’Nông ở Tây Nguyên. Ảnh: Khánh Long
Những nếp nhà sàn dài truyền thống của người M’Nông ở Tây Nguyên. Ảnh: Khánh Long
3.ng một bên, rừng một bên, kề cạnh bến nước đầy đặn trong xanh. Người bản địa Tây Nguyên sống yên lành, đôi mắt cười hiền hậu trong veo, người sống với người, người buồn vui vì người. Người gần gũi sông suối, rừng cây, người yêu thương từng thảm cỏ, cành hoa, từng mùa nắng mưa người lên nương rẫy, chung tay vun trồng, gặt hái. Ngày lễ hội mừng lúa mới, cúng bến nước biết ơn đầu nguồn sông suối, trong đêm trăng sáng vang vọng tiếng cồng chiêng, sông núi, rừng cây hòa lòng người, tiếng nhạc bên ánh lửa củi sáng hồng, người người chuyền tay nhau cần rượu thơm hương lúa mới. Người người biết ơn đất trời, núi sông, nương rẫy, rừng cây.
Tây Nguyên xanh hào phóng, rừng nối tiếp rừng, đầy cây già bóng cả, cùng bàn tay người làm nên làng nhà sàn bên bến nước và những chiếc thuyền độc mộc sớm chiều qua lại trên sông. Người Xê Đăng, Bahnar, Jrai, Ê Đê và M’Nông sống vui vẻ yên lành, nặng tình nghĩa với sông suối, rừng cây Tây Nguyên xanh.
4. Mùa xuân này, rừng cây kề cạnh nương rẫy lụi tàn, ruộng lúa nước bên sông vơi cạn dòng, người M’Nông buồn không còn thấy cây ngàn bóng cả, chim thú cũng buồn, không còn bay nhảy bên cành nhánh khô khốc trần trụi, tháng ngày qua đã bỏ đi xa…
Gặp lại tôi, đôi mắt già làng M’Nông buồn xa xăm. Ông nói như khóc, từng lời thở than sông cạn, rừng tàn từ thượng nguồn núi cao, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh từng năm tháng qua bị chặt hạ, tất cả cạn kiệt từ những bàn tay gian trá…
Mấy mươi năm qua, vùng đất rừng Tây Nguyên, lá phổi xanh của đất nước, đó đây từng đêm ngày bị chặt hạ hàng ngàn cây già bóng cả. Nguồn sống gần gũi tốt tươi yên lành của người dân tộc bản địa Xê Đăng, Bahnar, Jrai, Ê Đê và M’Nông bị cạn kiệt, bên cạnh nỗi buồn cách xa tình người, tình rừng, ngày ngày vắng bóng cây xanh dưới nắng mai vàng…
NGUYỄN HOÀNG THU

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.