Nga và Trung Quốc bắt tay mở rộng SCO, nỗ lực hình thành hệ thống an ninh tập thể Á- Âu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) chống lại hành vi can thiệp từ bên ngoài, còn Tổng thống Vladimir Putin nêu ý tưởng về việc tạo ra một hệ thống các hiệp ước an ninh tập thể Á-Âu.
Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh SCO 24 ở Astana, Kazakhstan.Ảnh: TASS

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh SCO 24 ở Astana, Kazakhstan.Ảnh: TASS

Tại hội nghị SCO 24 tổ chức tại Astana, Kazakhstan ngày 4/7, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, sau 23 năm thành lập, số quốc gia thành viên của SCO đã tăng lên 10. “Đại gia đình SCO” bao phủ 26 quốc gia trên ba châu lục, với ngày càng nhiều đối tác và nền tảng hợp tác ngày càng vững chắc.

Ông cho rằng, việc SCO đứng về lẽ phải của lịch sử và công bằng, chính nghĩa, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với thế giới, trong bối cảnh những thay đổi hàng thế kỷ trên toàn cầu đang diễn ra nhanh chóng và xã hội loài người một lần nữa đứng trước ngã rẽ của lịch sử.

Ông kêu gọi SCO củng cố sức mạnh đoàn kết, chung tay ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài, kiên quyết hỗ trợ lẫn nhau, xem xét đến các mối quan ngại của nhau, xử lý khác biệt nội bộ với tinh thần lấy hòa hiếu làm trọng, giải quyết các khó khăn trong hợp tác bằng tập hợp điểm chung và hóa giải khác biệt, nắm chắc tương lai vận mệnh của đất nước và sự phát triển hòa bình của khu vực trong tay mình.

Cùng ngày, lãnh đạo các nước thành viên SCO đã ra Tuyên bố Astana, phê chuẩn sáng kiến ​​của SCO về đoàn kết các nước thúc đẩy công lý, hòa hợp và phát triển trên thế giới, khuyến nghị về việc hoàn thiện cơ chế vận hành của SCO, ra tuyên bố về các nguyên tắc láng giềng tin cậy và quan hệ đối tác, cũng như một loạt nghị quyết liên quan đến hợp tác về năng lượng, đầu tư và an ninh thông tin.

Hội nghị cũng ký văn kiện chính thức kết nạp Belarus trở thành thành viên thứ 10 và quyết định chuyển giao chức Chủ tịch luân phiên SCO năm 2024-2025 sang cho Trung Quốc.

Về phần mình, tổng thống Putin cho hay, Moscow và Bắc Kinh đang hành động vì lợi ích của người dân, xây dựng các mối quan hệ dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

"Ngày nay, khi thế giới đang trải qua những thay đổi nhanh chóng và không thể đảo ngược, vị thế chủ động của SCO trong các vấn đề quốc tế là rất cần thiết. Một thế giới đa cực đã trở thành hiện thực", ông Putin chỉ ra.

Trong bài phát biểu, nhà lãnh đạo Nga nêu rõ: "Chúng tôi tin rằng cùng với BRICS, SCO là trụ cột của trật tự thế giới đang nổi lên. Hai tổ chức này đóng vai trò là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các quá trình phát triển toàn cầu và các nỗ lực đảm bảo đa cực thực sự".

Có thể bạn quan tâm

TRỰC TIẾP: Lễ tổng kết và trao thưởng Giải báo chí "Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc" lần thứ XVI

LIVETRỰC TIẾP: Lễ tổng kết và trao thưởng Giải báo chí "Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc" lần thứ XVI

(GLO)- Lễ tổng kết và trao Giải báo chí "Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc" lần thứ XVI, năm 2023-2024 đang diễn ra tại Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội (TP. Hà Nội). Chương trình do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. 

Kbang phát huy vai trò người có uy tín

Kbang phát huy vai trò người có uy tín

(GLO)- Với uy tín và kinh nghiệm phong phú, đội ngũ người có uy tín huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã trở thành lực lượng nòng cốt trên nhiều lĩnh vực và là “điểm tựa” của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) địa phương.

Say cùng “Vũ khúc dã quỳ-Chư Đang Ya”

Say cùng “Vũ khúc dã quỳ-Chư Đang Ya”

(GLO)- Tối 9-11, chương trình “Vũ khúc dã quỳ-Chư Đang Ya 2024” đã diễn ra trong sự hào hứng chờ đón của hàng ngàn khán giả tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây là sự kiện điểm nhấn trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya 2024.

Hội nghị đánh giá thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 khu vực miền Trung-Tây Nguyên

Hội nghị đánh giá thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 khu vực miền Trung-Tây Nguyên

(GLO)- Ngày 9-11, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Ủy ban Dân tộc tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (giai đoạn 2021-2025) khu vực miền Trung-Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn 2026-2030.

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Tố Hải tặng quà cho cán bộ và Nhân dân bôn Rưng Ma Nhiu nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: Vũ Chi

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Tố Hải dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại bôn Rưng Ma Nhiu

(GLO)- Sáng 9-11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai Phạm Thị Tố Hải đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con bôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ảnh: Đ.T

Đồng bào các dân tộc thiểu số đoàn kết, hội nhập và phát triển

(GLO)- Đoàn kết là cội nguồn sức mạnh của dân tộc. Với truyền thống đoàn kết, yêu nước, đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai quyết tâm giữ gìn bản sắc văn hóa, tích cực lan tỏa các phong trào thi đua yêu nước, lao động sáng tạo, hội nhập và phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh.