Nâng ngạch công chức có gì mới?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ 1-7-2020, công chức sẽ được nâng ngạch theo 2 cách là thi tuyển và xét tuyển. Kéo theo đó, cơ hội được nâng ngạch cũng như hưởng mức lương cao hơn của ngạch tương ứng sau khi nâng cũng nhiều hơn.

 

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức số 52/2019/QH14 vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV. Trong đó có nhiều nội dung mới đáng lưu ý.

Công chức nghỉ hưu có thể bị kỷ luật "xóa tư cách chức vụ"

Một trong những nội dung đáng chú ý của Luật sửa đổi lần này là việc bổ sung thêm 1 hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Đặc biệt nhấn mạnh việc sau khi đã nghỉ việc, nghỉ hưu, cán bộ, công chức vẫn có thể bị xử lý bằng hình thức "xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm.

Sẽ có thêm ngạch công chức mới từ 7-2020

Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức là một trong những nội dung mới được bổ sung tại Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức sửa đổi.

Theo khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức hiện nay, ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.

Theo điều 42 Luật Cán bộ,Công chức, ngạch công chức gồm: Chuyên viên cao cấp và tương đương, chuyên viên chính và tương đương, chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương, nhân viên.

Công chức chỉ gồm các đối tượng là công dân Việt Nam , được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong: Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an…

Tuy nhiên, khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi ngày 25-11-2019 đã bổ sung thêm 1 ngạch nữa là: Ngạch khác theo quy định của Chính phủ. Như vậy, bắt đầu từ 1-7-2020, khi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 chính thức có hiệu lực thì công chức sẽ có thêm ngạch mới theo quy định của Chính phủ và sẽ có tổng cộng 6 ngạch công chức. Đồng thời, Luật mới cũng thu hẹp các đối tượng công chức với việc không còn quy định người được tuyển dụng, bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập là công chức.

Nâng ngạch công chức có gì mới?

Cũng theo Luật Cán bộ, công chức hiện nay, công chức có thể được nâng lên ngạch cao hơn trong quá trình làm việc.

Lúc này, việc nâng ngạch phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thông qua thi tuyển. Và chỉ những công chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn mới được đăng ký dự thi nâng ngạch.

Cụ thể, khoản 14 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, công chức phải đáp ứng các điều kiện sau thì mới được đăng ký dự thi nâng ngạch:

- Được đánh giá, phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch.

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.


 

 



- Không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc không trong thời gian đang xem xét xử lý kỷ luật.

- Có ít nhất 1 năm giữ ngạch dưới liền kề với ngạch đăng ký dự thi tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký...

Đồng thời, để được thành công nâng ngạch, công chức phải trải qua 2 vòng là thi trắc nghiệm trên máy tính hoặc trên giấy và thi chuyên môn, nghiệp vụ.

Như vậy, theo quy định hiện hành, ngoài hình thức thi tuyển để nâng ngạch với người đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì không còn hình thức nào khác.

Tuy nhiên, không giống hiện nay chỉ có 1 hình thức nâng ngạch duy nhất là thi tuyển thì từ 1-7-2020, công chức còn có thể được nâng ngạch thông qua xét tuyển.

Theo đó, vẫn căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức như quy định trước đây, nhưng khi trúng tuyển kỳ thi hoặc xét nâng ngạch, công chức sẽ được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét, bố trí vào vị trí việc làm tương ứng.

Như vậy, khi đã nâng lên ngạch cao hơn, công chức sẽ được xem xét bố trí vào vị trí việc làm khác, tương ứng với ngạch mới của mình. Qua đó, công chức sẽ phát huy được đầy đủ năng lực, khả năng của bản thân.

Luật sửa đổi, bổ sung thêm 1 hình thức nâng ngạch đồng nghĩa sẽ kéo theo tiêu chuẩn, điều kiện của hình thức đó. Theo đó, khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi quy định 3 điều kiện công chức sẽ được xét nâng ngạch:


 

 



- Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để được thi nâng ngạch.

- Được cấp có thẩm quyền công nhận về việc có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ.

- Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.

Như vậy, bắt đầu từ 1-7-2020, công chức sẽ được nâng ngạch theo 2 cách là thi tuyển và xét tuyển. Kéo theo đó, cơ hội được nâng ngạch cũng như hưởng mức lương cao hơn của ngạch tương ứng sau khi nâng cũng nhiều hơn.

Theo A.Chi  (NLĐO)
ẢNH: HOÀNG TRIỀU

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.