Kỹ sư Trần Niên Thủy: Làm lợi hàng tỷ đồng từ sáng kiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hơn 17 năm công tác tại Phòng Điều độ (Công ty Điện lực Gia Lai), kỹ sư Trần Niên Thủy luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đồng thời có nhiều sáng kiến làm lợi hàng tỷ đồng.
Kỹ sư Trần Niên Thủy. Ảnh: Kim Linh
Kỹ sư Trần Niên Thủy. Ảnh: Kim Linh

Năm 2004, sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa Đà Nẵng, kỹ sư trẻ Trần Niên Thủy về công tác tại Phòng Điều độ với hoài bão và khát vọng cống hiến. Anh Thủy kể: Thời điểm nhận nhiệm vụ, công nghệ còn lạc hậu. Hệ thống thông tin liên lạc bằng bộ đàm lúc nghe được, lúc không. Trong khi mỗi ngày trực, những người làm công tác điều độ luôn phải tiếp nhận hàng trăm cuộc gọi từ nhiều nơi như: báo mất điện từ khách hàng, chỉ đạo công tác điều độ của Tổng Công ty Điện lực miền Trung, những yêu cầu khác từ các nhà máy điện...

Các chương trình, phần mền ứng dụng của ngành khi đó cũng chưa hoàn thiện. Do đó, anh em trực ca phải khai thác số liệu phục vụ công việc hàng ngày bằng phương pháp thủ công. 

Trước tình hình đó, anh Thủy luôn nỗ lực tự học hỏi để trau dồi, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình. Theo đó, anh được giao phụ trách nhiều mảng công việc đòi hỏi chuyên môn và trách nhiệm cao như: tính toán phương thức vận hành và trào lưu công suất phản kháng lưới điện; dự báo nhu cầu phụ tải phục vụ đánh giá an toàn, an ninh hệ thống điện; lập phiếu thao tác theo kế hoạch và đột xuất; lập sơ đồ kết dây cơ bản của hệ thống; tính toán chỉnh định bảo vệ rơ-le tự động; tính toán tổn thất lưới điện trung thế và 110 kV; theo dõi giải quyết đăng ký và lập phương thức tuần, tháng, năm của các đơn vị; kiểm soát tốt việc thực hiện các chỉ tiêu về độ tin cậy cung cấp điện, tổn thất điện năng...
Nhiều người vẫn nghĩ công việc của điều độ viên đơn thuần chỉ là ra lệnh cho bộ phận liên quan hoặc điều khiển các thiết bị có kết nối Scada đóng, cắt điện hoặc điều tiết nguồn điện. Đó chỉ là bề nổi.
“Khi thực hiện lệnh liên quan đến đóng, cắt nguồn điện, những điều độ viên phải thực hiện rất nhiều thao tác, từ việc khảo sát hiện trường, nghiên cứu trào lưu công suất, khả năng đáp ứng của nguồn điện, bảo vệ rơ-le, thiết bị điện, thực hiện trình tự các bước đóng, cắt… Chỉ một sai lầm chủ quan có thể sẽ phải trả giá rất đắt, như làm mất điện trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sinh hoạt của người dân. Do vậy, chúng tôi thường nhắc nhở nhau rằng, nghề mình phải làm đúng, nếu sai thì không sửa được”-anh Thủy hóm hỉnh.
Qua hơn 17 năm công tác, anh Thủy có nhiều ý tưởng và sáng kiến cải tiến hiệu suất, chất lượng công việc, tiết kiệm thời gian, chi phí và làm lợi cho Công ty hàng tỷ đồng. Đáng chú ý là Chương trình báo cáo tổn thất điện năng lưới điện. Trước kia, công tác kiểm tra, chốt chỉ số công tơ và nhập vào chương trình excel được làm một cách thủ công, mất nhiều thời gian, khó tra cứu lại số liệu cũ. Sau nhiều tháng nghiên cứu, anh Thủy đã cho ra đời Chương trình báo cáo tổn thất điện năng lưới điện viết trên trình duyệt web, tất cả các số liệu đều được đưa lên mạng nội bộ một cách hệ thống, rõ ràng, dễ truy xuất. 
Phòng Điều độ PC Gia Lai. Ảnh: Kim Linh
Phòng Điều độ của Công ty Điện lực Gia Lai. Ảnh: Kim Linh
Gần đây nhất, anh cùng cộng sự đã nghiên cứu và cho ra sáng kiến kết nối tụ bù MCAP vào hệ thống ABB SYS600. Trước đây, công tác giám sát vận hành tụ bù trung áp MCAP II trên lưới phân phối vẫn có một số hạn chế, việc kiểm tra đòi hỏi nhân viên vận hành phải di chuyển đến từng điểm để thực hiện, tiêu tốn thời gian và nguồn lực... Sáng kiến này đã giải quyết được những hạn chế đó khi có các chức năng đóng cắt, theo dõi trạng thái, thông số vận hành các bộ tụ bù trung áp từ xa, không phải thay đổi vị trí lắp tụ bù khi phụ tải thay đổi.
Nhận xét về kỹ sư Trần Niên Thủy, anh Nguyễn Đức Tùng-Phó Trưởng phòng Điều độ-tự hào: “Trần Niên Thủy là người nói ít mà làm nhiều, bất cứ công việc nào giao cho anh ấy cũng tạo được sự yên tâm và tin tưởng về hiệu suất. Anh là người có thâm niên, vững về chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao, cầu tiến trong công việc. Suốt những năm tháng công tác, anh ấy luôn gương mẫu đi đầu trong các lĩnh vực, cần mẫn, chịu khó học tập, trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tận tình giúp đỡ lớp đàn em kế cận. Với những sáng kiến làm lợi hàng tỷ đồng cho Công ty, anh Thủy đã nhiều lần được Công ty Điện lực Gia Lai, Tổng Công ty Điện lực miền Trung ghi nhận, tôn vinh, khen thưởng”.
KIM LINH

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.