Krông Pa ra mắt Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 2-6, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Lê Quý Đôn tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”.

Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” có 30 thành viên tham gia; chủ nhiệm câu lạc bộ có 5 người là các em học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn.

Các thành viên Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi ra mắt tại buổi lễ. Ảnh: Nguyễn Chi

Các thành viên Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi ra mắt tại buổi lễ. Ảnh: Nguyễn Chi

Đây là mô hình sinh hoạt tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại đơn vị cơ sở, nhằm thúc đẩy sự tham gia chủ động, có ý nghĩa của thanh thiếu niên từ 10-16 tuổi trong phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trẻ em;lao động trẻ em, bóc lột và xâm hại trẻ em; buôn bán, bắt cóc trẻ em, tảo hôn.

Nhiệm vụ của câu lạc bộ là xác định các vấn đề liên quan đến bạo lực giới còn tồn tại trong trường và cộng đồng. Truyền lửa, khuyến khích, động viên các bạn và người dân ở cộng đồng tích cực tham gia phòng-chống bạo lực ở trong trường học, cộng đồng. Thảo luận và xây dựng các sáng kiến truyền thông và khuyến khích các trẻ em khác cùng đưa ra sáng kiến truyền thông. Các thành viên sẽ được tham gia các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức và tích cực đóng góp ý kiến xây dựng Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” ngày càng phát triển.

Đây là một trong những mô hình điểm của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030. Thông qua hoạt động câu lạc bộ, các em không chỉ được nâng cao kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin, bản lĩnh để thay đổi mà còn là nơi cùng nhau giao lưu, chia sẻ, nâng cao nhận thức, tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí phù hợp với lứa tuổi. Các thành viên câu lạc bộ sẽ là hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, lên tiếng xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu có hại trong đời sống.

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui từ con đường kết nối vùng khó

Niềm vui từ con đường kết nối vùng khó

(GLO)- Dự án đường liên huyện Mang Yang-Ia Pa (tỉnh lộ 666) dù đang bị đào xới ngổn ngang trong quá trình thi công nhưng người dân ở đây lại cảm thấy vô cùng phấn khởi. Bởi, tuyến giao thông huyết mạch khi hoàn thành sẽ tạo động lực cho người dân nơi vùng khó này vươn lên thoát nghèo.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt.