Khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Từ các nguồn lực, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã hỗ trợ hộ nghèo có thêm điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập. Đây là “đòn bẩy” để các hộ nghèo chủ động nỗ lực vươn lên.

Trước đây, gia đình ông Klu (làng Ea Lũh, xã Nghĩa Hưng) thuộc diện hộ nghèo. Năm 2019, gia đình ông được Nhà nước hỗ trợ 1 con bò sinh sản và được vay 40 triệu đồng vốn ưu đãi để đầu tư phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Đến nay, cùng với 5 sào cà phê, gia đình ông có 4 con bò và đàn gia cầm hơn 100 con. Năm 2022, gia đình ông đã thoát nghèo. Ông Klu bộc bạch: “Nhờ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành gia đình tôi đã biết cách sản xuất, tiết kiệm chi tiêu hợp lý. Tôi sẽ nỗ lực chăm sóc đàn bò và diện tích cây trồng để nâng cao thu nhập”.

Ông Klu (làng Ea Lũh, xã Nghĩa Hưng) chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: H.P

Ông Klu (làng Ea Lũh, xã Nghĩa Hưng) chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: H.P

Năm 2021, gia đình anh Nguyễn Văn Bích (thôn 2, xã Hòa Phú) tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo để nhường sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn. Chia sẻ về quyết định này, anh Bích cho biết: “Vợ chồng tôi không có việc làm ổn định, ít đất sản xuất, vốn liếng cũng không. Cả 6 người trong gia đình sống trong ngôi nhà tạm bợ. Để có thêm thu nhập, tôi phải đi làm xa. Vợ tôi thường xuyên đau ốm nên cuộc sống lại càng khó khăn. Năm 2018, chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình tôi xây dựng căn nhà kiên cố; ngoài ra còn tạo điều kiện cho vay 50 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để đầu tư trồng hơn 2 sào cà phê, chăn nuôi thêm vài chục con gà. Nhờ được Nhà nước quan tâm nên gia đình tôi đã có nơi ở ổn định. Tôi còn có sức lao động nên bàn với vợ xin ra khỏi danh sách hộ nghèo, quyết tâm làm ăn để phát triển kinh tế gia đình”.

Ông Nguyễn Thành Long-Chủ tịch UBND xã Hòa Phú-cho hay: “Ủy ban nhân dân xã đã triển khai công tác giảm nghèo theo đúng chỉ đạo của cấp trên. Theo đó, xã hướng dẫn cụ thể các tiêu chí, tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm hỗ trợ họ tiếp cận các chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ y tế, tiền điện, phát triển sản xuất... Những việc làm này tạo điều kiện cho hộ nghèo ổn định cuộc sống, từ đó tự lực vươn lên”. Cũng theo ông Long, năm 2023, tổng nguồn vốn phân bổ thực hiện các chương trình, dự án, tiểu dự án về công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Hòa Phú là 265 triệu đồng. Từ nguồn vốn này, các hộ nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, đào tạo nghề... Nhờ đó, đến cuối năm 2023, toàn xã còn 43 hộ nghèo, 206 hộ cận nghèo.

Năm 2023, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Păh được phân bổ 8,417 tỷ đồng để thực hiện các dự án. Huyện giao cho các xã, thị trấn hỗ trợ bò sinh sản, phân bón, cây giống và dụng cụ phục vụ sản xuất... cho hộ nghèo.

Nhiều hộ nghèo đã thay đổi tư duy, tập quán sản xuất, từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo sinh kế bền vững. Ảnh: Hà Phương

Nhiều hộ nghèo đã thay đổi tư duy, tập quán sản xuất, từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo sinh kế bền vững. Ảnh: Hà Phương

Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Ngọc Thanh cho rằng: Để giảm nghèo bền vững, huyện xác định giải pháp hàng đầu là khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của người dân. Nhờ được hướng dẫn, hỗ trợ triển khai các mô hình sản xuất hiệu quả, nhiều hộ nghèo đã thay đổi tư duy, tập quán sản xuất, từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo sinh kế bền vững. Qua rà soát, đến nay, huyện còn 1.488 hộ nghèo (chiếm 7,16%) và 3.524 hộ cận nghèo (chiếm 16,96%).

“Chủ trương của huyện là đa dạng hóa sinh kế, giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện các dự án hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, trong đó tập trung chọn những cây-con giống phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Ngoài ra, huyện triển khai chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, cận nghèo, giải quyết cho 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được vay vốn tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, huyện sẽ phối hợp thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm gắn với chương trình cho vay giải quyết việc làm cho người lao động, ưu tiên nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo; tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nghèo, cận nghèo được miễn, giảm các khoản đóng góp ở địa phương, giúp họ yên tâm tập trung lao động, sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống”-Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Để không phải nói 'giá như'

Để không phải nói 'giá như'

Vụ việc 3 cháu nhỏ tử vong trong vụ cháy nhà ở Đà Lạt mới đây một lần nữa báo động về việc người lớn phải bảo đảm an toàn cho trẻ em, đặc biệt trong mùa hè khi phần lớn trẻ nhỏ nghỉ học ở nhà.
Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ trao mô hình sinh kế nuôi heo đen cho 2 hộ nghèo

Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 4 hộ nghèo

(GLO)- Ngày 25-6, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã bàn giao các mô hình sinh kế cho 4 hộ nghèo. Đây là hoạt động nhằm thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Điểm tựa của bản làng

Điểm tựa của bản làng

(GLO)- “Điểm tựa của bản làng” là chủ đề của lễ tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024 do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức tại Hà Nội mới đây

“Con nuôi Công an xã”: Lan tỏa yêu thương

“Con nuôi Công an xã”: Lan tỏa yêu thương

(GLO)- Thời gian gần đây, Công an xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã thực hiện hiệu quả mô hình “Con nuôi Công an xã”. Từ mô hình này, nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được lực lượng Công an giúp đỡ trong học tập và cuộc sống, góp phần lan tỏa tình yêu thương trong cộng đồng.