Khó khăn không nản lòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đó là lời động viên lẫn nhau của những người lao động hàng xóm láng giềng của tôi. Tuy gặp rất nhiều khó khăn vất vả nhưng sáng mở cửa ra gặp mặt nhau, ai cũng nở nụ cười chào hỏi động viên; nhắc nhở, sẻ chia với những khó khăn vất vả trước tình hình diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
Nói là xóm bởi phía trước, phía sau din dít mười mấy nóc nhà, đường đi cũng có lối ngang kẻ dọc như ô bàn cờ. Ở đây, ngoài những hộ gia đình công chức, viên chức đang còn công tác, một số đã nghỉ hưu, còn lại phần lớn lao động phổ thông. Nhiều người đưa gia đình đến đây ở trong khu trọ giá rẻ. Họ chan hòa trong cuộc sống dù khó khăn và bây giờ sẽ còn khó hơn bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Anh Nguyễn Văn Tài (khu trọ 132/16 Phạm Văn Đồng, TP. Pleiku) là “thợ đụng” (việc gì cũng làm) thu nhập không thấm tháp vào đâu vẫn lạc quan trước hoàn cảnh. Anh Tài ly dị vợ đã mấy năm và hiện nuôi 2 con, đứa nhỏ gửi cho xơ chăm, đứa lớn đang học lớp 2. Theo anh, thuê trọ ở đây được cái giá rẻ, mọi người cũng dễ sẻ chia khi có việc gì cần nhờ đến.
Anh cho biết: “Tết năm nay tôi không về thăm gia đình, người thân mà ở luôn nơi trọ. Phần vì công việc bấp bênh lúc có lúc không, phần phải tiết kiệm dành dụm lo cho các cháu. Phòng trọ tuy chật chội một chút nhưng giá thuê hàng tháng rẻ hơn nhiều nơi, chủ nhà cũng có thể cho nợ những lúc chưa có tiền. Hơn nữa, dịch bệnh thế này ai ở đâu cũng nên ở đó cho yên, không di chuyển lỡ cách ly thì càng khổ thêm”.
Còn anh Nguyễn Văn Khải (cũng tạm trú trong khu trọ này) chia sẻ: “Đã lớn tuổi mà làm thợ hồ như tôi thì công việc không nhiều. Giờ cận Tết Nguyên đán, tình hình dịch bệnh phức tạp, công việc đã hết, không ai thuê mướn nên tốt nhất không di chuyển. Hy vọng sau Tết tình hình sẽ khá hơn”.
Rồi anh Khải nói như động viên chính mình: “Cuộc sống có những lúc gặp khó khăn, tôi cũng cảm thấy thật chán nản. Nhưng nghĩ lại đâu đó có những người còn khó khăn hơn nên tôi tự động viên chính mình vượt qua”. Sau đó anh cười khì: “Ai ơi đã quyết thi hành/Đã đan thì lận tròn vành mới thôi”. Cuộc sống cứ thế mà lạc quan.
Dịch bệnh nên đường hẻm 132 Phạm Văn Đồng thật vắng lặng
Dịch bệnh nên đường hẻm 132 Phạm Văn Đồng (TP. Pleiku) rất vắng lặng. Ảnh: Huỳnh Lê
Chuyện những ngày này mọi người lại quan tâm đến tôi: “Vợ cách ly làm trực chiến nhiệm vụ phòng-chống dịch bệnh thì ông có nấu cơm được không đấy?”. Hỏi là bởi họ có bao thấy tôi vào bếp bao giờ đâu. Tôi lại cười đùa: “Muốn ăn thì lăn vào bếp thôi”. Không “lăn” vào sao được khi con nhỏ chưa thể tự làm những việc nấu nướng cho gia đình.
Cái được nữa ở xóm tôi là khá bình yên bình nên ai nấy cũng cảm thấy yêu mến. Vợ chồng ông Nguyễn Cường (132/18/2/3 Phạm Văn Đồng, TP. Pleiku) ngày vừa bán lứa heo 10 con được 9 triệu đồng. Thông thường những ngày này, vợ chồng ông đã chuẩn bị sắm sửa ít đồ dùng đón Tết và có bữa tất niên thịnh soạn. “Tiếc quá chú, năm nay dịch thế này không thể chung vui ly rượu với một vài người xóm mình”-ông cười hóm hỉnh nói với sang nhà tôi để lộ hàm răng cửa gãy gần hết.
Cũng vậy, anh Nguyễn Văn Thành (132/10 Phạm Văn Đồng, TP. Pleiku) chuyên rang xay cung cấp cà phê cho các hàng quán, trăn trở: “Năm ngoái, ảnh hưởng dịch đã khó khăn rồi, ngày mai là Tết Nguyên đán mà dịch xuất hiện thì cuộc sống những người lao động sẽ còn vất vả. Việc đi lại hạn chế nên hoạt động sản xuất kinh doanh cũng bị ảnh hưởng vô cùng. Rồi nữa, chuyện học hành của các cháu sau Tết Nguyên đán sẽ ra sao”. 
Dịch bệnh rồi sẽ còn tác động tiêu cực đến nhiều thứ trong đời sống xã hội từ sinh hoạt, học tập đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Song, không vì thế mà nản lòng trước đại dịch. Đại dịch rồi sẽ được khống chế, mọi khó khăn rồi sẽ qua. Tất cả cùng chung tay, mỗi người một việc và chấp hành quy định của chính quyền để phòng-chống dịch hiệu quả.
HUỲNH LÊ

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.