Khi tục chôn chung lùi vào dĩ vãng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Người Jrai xưa quan niệm, thế giới người sống thế nào thì “làng ma” của người chết cũng như thế. Ở thế giới ấy, người cùng làng, cùng họ hàng vẫn ăn ở chung, đi lại thăm nhau. Thế nên khi chết đi, họ được chôn chung với người thân đã quá cố, trừ những người chết bất đắc kỳ tử như bị cọp vồ, tự tử, đau ốm chết xa nhà là “ma xấu”, phải chôn một nơi riêng.

Khoảng từ năm 2000 trở về trước, tục chôn chung vẫn còn khá phổ biến ở các làng đồng bào Jrai. Xuống làng, đôi khi ta vẫn thấy những chiếc quan tài đúc bằng xi măng dạng một thân cây khoét rỗng rất lớn, để sẵn dưới sàn nhà. Đó là những chiếc quan tài sẽ dành cho nhiều người.

Chôn chung là một hủ tục. Nhiều làng đã từng xảy ra dịch bệnh vì hủ tục này. Sau ngày giải phóng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tiến hành vận động để đồng bào xóa bỏ tục chôn chung. Tuy vậy, do sự gắn bó với một quan niệm mang tính tâm linh, hủ tục chôn chung vẫn tồn tại. Những năm sau đó, với sự vận động quyết liệt, trong đó vai trò của lãnh đạo địa phương đã trở thành nhân tố quyết định. Tục chôn chung đã lùi vào dĩ vãng ở các buôn làng là sự ghi nhận vai trò của những con người như thế. Trong đó, ông Đinh Nhiêu ở xã Ia Yeng (huyện Phú Thiện) là một điển hình.

Năm 2004, ông Đinh Nhiêu là Bí thư Đảng ủy xã Ia Yeng. Bởi là người Bahnar nên ông mới chỉ nghe nói chứ chưa được chứng kiến những việc liên quan đến hủ tục chôn chung. Cho đến một ngày, ông đi dự đám ma nhà Ksor HMơi. Trước đó khoảng 20 ngày, nhà này đã có đám tang. Như vậy là cỏ chưa kịp mọc đã phải... đào con ma cũ lên. Tuy đã bịt mũi bằng mấy lần khăn nhưng ruột gan Đinh Nhiêu vẫn như có ai xoắn. Những ngày sau đó, hình ảnh cái xác trương phềnh như một hình nộm bằng cao su cứ lởn vởn trước mắt ông. Hủ tục này quả là khủng khiếp, quá sức tưởng tượng, phải tìm cách xóa bỏ.

Sau nhiều đêm trăn trở, ông Nhiêu quyết định vận động dời buôn, bởi đã dời buôn thì phải bỏ mả. Ra chỗ mới dù hơn nơi ở cũ rất nhiều, thế nhưng, khi biết ông Đinh Nhiêu đã làm ra “cái làng Atâu mới” thì nhiều người quên hết. Có người còn nói: “Từ thuở ông bà người Jrai đã có tục chôn chung. Nay thằng Nhiêu bày đặt ra cái nghĩa địa, bắt con ma ở riêng là trái ý Yàng. Nó dám phá lệ thì phải kiện cho nó rớt cái Bí thư đi!”. Một cái đơn kiện lên huyện thấy chưa đã tức, lại có đơn kiện lên tỉnh.

Chủ tịch UBND huyện phải về giải thích. Nghe thì nghe nhưng nỗi hậm hực trong họ vẫn cứ âm ỉ. “Cứ để đó coi, thế nào Yàng cũng phạt chết Nhiêu”. Họ chờ và một sự việc ngẫu nhiên đã xảy ra: Siu HDiêm, con gái của vợ chồng Đinh Nhiêu qua đời. “Rõ ràng là Yàng đã phạt Nhiêu. Phải phá nhà nó đi rồi đuổi ra khỏi làng, nếu không cả buôn này rồi cũng bị Yàng phạt chết”. Mấy chục người nhanh nhảu nhất lập tức cầm dao xông đến đòi phá nhà ông.

Đã lường trước sự việc, ông Đinh Nhiêu bình tĩnh bước ra đối diện với họ bằng lời lẽ cứng rắn: “Mọi người hãy nghe Nhiêu này nói rồi muốn giết, muốn phá nhà cũng được. Nghĩ lại mà coi đi, xưa nay, Nhiêu làm cái gì cũng vì cái lợi chung của mọi người. Đã ai thấy Nhiêu mưu riêng cái gì chưa? Việc chôn chung, nếu nó không phải tập tục lạc hậu, sao Nhiêu phải chuốc cái khổ vào thân? Yàng có phạt thì phạt kẻ xấu, cớ gì lại đi phạt người làm việc tốt? Con HDiêm chết là do bệnh thôi, không tin thì hỏi bác sĩ. Nó chết trẻ thế, bà con không thương thì thôi lại còn đòi giết cha nó, phá nhà nó. Làm con người mà thế, không thấy ác trong bụng à?”. Câu cuối của Đinh Nhiêu thật có sức nặng. Người ta nhìn nhau rồi lảng dần.

Nhưng mà không phá được nhà, không đụng được đến Đinh Nhiêu, người ta lại ngấm ngầm bảo nhau nhè vợ ông mà chửi. Đi lấy nước thấy: chửi; ngang qua nhà thấy: chửi. Không biết bao lần ông phải cầm tay vợ an ủi: “Hồi chiến tranh, mình đi vận động dân còn khổ, còn nguy hiểm hơn thế. Cứ để họ chửi, thế nào rồi cũng có ngày họ tỉnh ra thôi”. Quả nhiên là chửi mãi vào trống không thì cũng đâm chán. Quan trọng hơn là một thời gian dài trong buôn, trong xã không xảy ra chuyện gì bất thường. Các buôn khác trong xã sau thời gian nghe ngóng lại đưa người chết vào nghĩa địa chôn trước. Tục chôn chung chấm dứt.

Để xóa bỏ được tập tục lạc hậu này, có những nơi “cuộc chiến” cam go và quyết liệt đã diễn ra như thế!

Có thể bạn quan tâm

Nhà trọ “cháy” phòng, hàng quán tăng khách sau sáp nhập

Nhà trọ “cháy” phòng, hàng quán tăng khách sau sáp nhập

(GLO) - Chỉ hơn một tuần sau khi tỉnh Gia Lai và Bình Định sáp nhập thành tỉnh Gia Lai mới, nhiều khu vực trung tâm phường Quy Nhơn đã ghi nhận sự gia tăng rõ rệt về mật độ dân cư. Các dịch vụ như nhà trọ, ăn uống, vận chuyển... cũng trở nên sôi động hơn, tạo nên bức tranh nhộn nhịp chưa từng thấy.

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Vụ việc khách du lịch nghỉ tại một khách sạn ở Cửa Lò (Nghệ An) bị yêu cầu bồi thường 4,8 triệu đồng vì bất cẩn khi hút thuốc lá làm cháy nệm và ga trải giường của khách sạn cách đây ít ngày, được đăng tải trên mạng xã hội, đã gây nhiều ý kiến trái chiều.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Ngọc Quý thăm, tặng quà các gia đình chính sách

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Ngọc Quý thăm, tặng quà các gia đình chính sách

(GLO)- Chiều 8-7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), ông Đinh Ngọc Quý-Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa-Xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã đến thăm, tặng quà 10 gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trên địa bàn phường Hội Phú.

Chung tay chăm lo sức khỏe và tiếp sức học trò vùng biên

Chung tay chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng biên

(GLO)- Sáng 6-7, tại xã Ia Pnôn (tỉnh Gia Lai), Đồn Biên phòng Ia Pnôn phối hợp với Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai tổ chức chương trình khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân và trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn vùng biên. 

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

(GLO)- Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-6-2025 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị BHXH Bình Định và BHXH Gia Lai, BHXH khu vực XXIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thông suốt vận hành nghiệp vụ, đảm bảo không gián đoạn chính sách, giữ vững lưới an sinh xã hội tại tỉnh Gia Lai (mới).

Thủ lĩnh của làng

Thủ lĩnh của làng

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

null