Khát vọng khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa phát động cuộc thi khởi nghiệp với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa”. Đây là chủ đề truyền cảm hứng mạnh mẽ cho phụ nữ tỉnh Gia Lai bởi trước đó, nhiều dự án, ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc được đánh giá cao đều dựa trên tài nguyên bản địa.

Trong số 102 ý tưởng Ban tổ chức nhận được tại cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo” do Hội LHPN tỉnh tổ chức năm 2022, có đến 2/3 ý tưởng dựa trên tài nguyên bản địa. Trong số 15 ý tưởng xuất sắc nhất lọt vào vòng chung khảo thì có 3 ý tưởng được xây dựng dựa trên tài nguyên bản địa của phụ nữ dân tộc thiểu số như: “Làng văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông” của chị H’Uyên Niê (huyện Chư Păh); “Dệt thổ cẩm, làm ra các sản phẩm từ thổ cẩm của dân tộc như túi xách, túi đeo chéo, dép quai hậu, trang phục váy áo, ví, cặp, mũ” của chị Mlơnh (huyện Đak Đoa) và “Chăn nuôi tằm ăn lá mì” của chị Hà Thị Sử (huyện Phú Thiện).

Những cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp trước đó cũng ghi nhận nhiều ý tưởng xuất sắc của phụ nữ khi biết khai thác nguồn nguyên liệu từ tài nguyên bản địa để biến thành những dự án khởi nghiệp hoặc khởi sự kinh doanh có tính thực tiễn cao. 2 dự án khởi nghiệp dựa vào di sản văn hóa của phụ nữ được Hội Nữ doanh nhân tỉnh tài trợ 50 triệu đồng/ý tưởng gồm: “Dệt thổ cẩm kèm theo dịch vụ ẩm thực truyền thống của người Jrai” của chị Rơ Châm H’Panh (huyện Ia Grai) và “Cửa hàng dệt thổ cẩm và mua bán hàng thổ cẩm, đan lát” của chị Rah Lan H’Ple (huyện Đức Cơ).

Bà Rơ Chăm H’Hồng (bìa phải)-Chủ tịch Hội LHPN tỉnh tham quan gian hàng khởi nghiệp dựa trên tài nguyên bản địa tại “Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo” năm 2022. Ảnh: Minh Châu

Bà Rơ Chăm H’Hồng (bìa phải)-Chủ tịch Hội LHPN tỉnh tham quan gian hàng khởi nghiệp dựa trên tài nguyên bản địa tại “Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo” năm 2022. Ảnh: Minh Châu

Ngoài ra, phụ nữ Gia Lai cũng có nhiều ý tưởng, sản phẩm tham gia diễn đàn khởi nghiệp toàn quốc. Đáng chú ý là các sản phẩm khởi nghiệp tạo được nét đặc trưng, chỉ dẫn địa lý tin cậy về nguồn gốc và phương thức sản xuất như: sản phẩm thịt bò một nắng (cơ sở Nguyệt Viên Food-Krông Pa) hay quy trình sản xuất cà phê sạch từ nông trại đến ly cà phê (cà phê sạch Thuận Việt-Ia Grai)… Sự sáng tạo, tính khả thi và tiềm năng phát triển của các ý tưởng của phụ nữ đã đóng góp không nhỏ vào hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh và cả nước.

Nhiều chị em đã xem tiềm năng văn hóa bản địa là điểm tựa để bắt đầu một dự án, ý tưởng và bắt tay khởi sự kinh doanh. Lý do vì đây cũng là nguồn “nguyên liệu” phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, lối sống của đa số phụ nữ. Chủ đề cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp năm 2023 vì vậy đã tạo động lực, truyền cảm hứng mạnh mẽ để hội viên phụ nữ, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số dựa vào di sản, phát huy tài nguyên bản địa để mạnh dạn khởi nghiệp.

Gia Lai là vùng đất phong phú về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sản vật. Tài nguyên bản địa được xác định là vốn liếng hiện hữu, sẵn có để phụ nữ phát huy sự đam mê, nhiệt huyết khởi nghiệp. Chủ đề cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp năm nay là mảnh đất màu mỡ để ươm mầm những ý tưởng tốt. Tuy vậy, rào cản lớn nhất của chị em là nguồn tài lực để hiện thực hóa ý tưởng. Bên cạnh đó, nhiều chị có ý tưởng tốt nhưng khả năng thực hiện vẫn hạn chế do trình độ, kỹ năng và khả năng kinh tế hạn hẹp.

Hội LHPN tỉnh có nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát huy tài nguyên bản địa trong khởi nghiệp sáng tạo. Ảnh: Minh Châu

Hội LHPN tỉnh có nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát huy tài nguyên bản địa trong khởi nghiệp sáng tạo. Ảnh: Minh Châu

Triển khai đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017-2025, hàng năm, Hội LHPN tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ như mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hội viên phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp. Hội cũng mời các chuyên gia về hướng dẫn kỹ năng, hoàn thiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng, phát triển thương hiệu cho sản phẩm; đánh giá nhu cầu thị trường, xác định vùng nguyên liệu thế mạnh…

Ngoài ra, các chuyên gia còn giúp chị em tiếp cận những phương pháp hay, những công cụ và nguồn tài nguyên hữu ích để bán hàng, tăng lợi nhuận và phát triển trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngoài ra, các kênh vay vốn cũng được các cấp hội giới thiệu đến chị em để tiếp cận, hiện thực hóa khát vọng làm giàu cho gia đình và đóng góp xây dựng quê hương.

Phụ nữ khởi nghiệp rất cần sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền các cấp và cộng đồng doanh nghiệp. Quan trọng nhất là hội viên phụ nữ cần mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nuôi dưỡng khát vọng, đam mê và quyết tâm theo đuổi đến cùng. Có như vậy chị em mới khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp thành công.

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.