Khảo sát việc sử dụng lao động người dân tộc thiểu số tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lơ Ku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 12-9, đoàn khảo sát do bà Đỗ Thị Hương Lan-Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã khảo sát trực tiếp tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lơ Ku (huyện Kbang) về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Kim Ngân
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Kim Ngân
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lơ Ku báo cáo về cơ cấu tổ chức bộ máy đơn vị hiện có 26 người. Nhiệm vụ của đơn vị là trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ và phát triển rừng trồng gỗ; khai thác chế biến và tiêu thụ lâm sản; kinh doanh vật tư nông-lâm nghiệp, các mặt hàng nông sản và dịch vụ sản xuất nông-lâm nghiệp; xây dựng, tư vấn và chuyển giao mô hình ứng dựng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp… Đơn vị được giao quản lý, sử dụng hơn 9.200 ha rừng và đất rừng, thuộc 19 tiểu khu. Công ty đã thực hiện hỗ trợ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định.
Tuy nhiên, do trình độ, năng lực lao động dân tộc thiểu số tại chỗ còn hạn chế; bên cạnh đó áp lực công việc bảo vệ rừng lớn, chế độ đãi ngộ lại chưa tương xứng nên việc tuyển dụng lao động làm công tác quản lý bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn. Đến ngày 31-7-2022, số lao động là người dân tộc thiểu số của đơn vị chỉ có 7 người. Đại diện đơn vị cũng đề xuất nâng mức hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng cho các công ty lên 400 ngàn đồng/ha; đưa ngành nghề quản lý bảo vệ rừng vào nhóm độc hại, nguy hiểm.
Kết luận tại buổi làm việc, bà Đỗ Thị Hương Lan-Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của Công ty. Đoàn sẽ tổng hợp, trình lên Thường trực HĐND tỉnh xem xét trong thời gian tới, giúp đơn vị có kinh phí hoạt động hàng năm, tạo điều kiện trong việc tuyển dụng lao động là người dân tộc thiểu số địa phương, góp phần làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.
HÀ PHƯƠNG
 

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.