Kbang ưu tiên phát triển hạ tầng thương mại nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng thương mại nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa thiết yếu của người dân.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa, sau khi chợ Kbang bị cháy, Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển hạ tầng Kbang đã đầu tư xây dựng chợ mới. Đến tháng 9-2019, công trình được đưa vào hoạt động.

Ông Dương Đình Kiệt-Giám đốc Công ty-cho biết: “Chợ Kbang có quy mô hạng 2 được đầu tư thành 2 giai đoạn với diện tích hơn 8.300 m2. Giai đoạn 1 đã đầu tư 12,5 tỷ đồng trên diện tích hơn 6.000 m2. Qua 5 năm hoạt động, chợ đáp ứng được nhu cầu giao thương của người dân thị trấn Kbang và các xã lân cận.

Hiện nay, cơ bản số lô sạp trong chợ đã gần kín với khoảng 200 hộ đang kinh doanh. Chợ được phân khu bài bản, quy củ, thuận tiện cho việc mua bán và đảm bảo công tác phòng-chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự”.

1-4186.jpg
Chợ Kbang có quy mô hạng 2, được đầu tư khang trang, thu hút nhiều hộ vào kinh doanh. Ảnh: V.T

Theo chủ trương đầu tư chợ Kbang giai đoạn 2, đến tháng 3-2025, toàn bộ 45 ki ốt hết thời hạn thuê dọc các tuyến đường: Ngô Mây, Phan Bội Châu, Hai Bà Trưng sẽ bị tháo dỡ. Phần diện tích 1.915 m2 sẽ được dọn dẹp để xây dựng sân bê tông, đường đi và trồng cây xanh.

Để kịp thời chuẩn bị các điều kiện cho việc triển khai đầu tư xây dựng chợ giai đoạn 2, Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện đã đề nghị Thường trực Huyện ủy cho chủ trương gia hạn hoặc bố trí tạm thời một phần khu vực bến xe cũ để đảm bảo nhu cầu kinh doanh của các tiểu thương.

Hầu hết các xã của huyện Kbang đều có tuyến đường giao thông thuận lợi nên việc đi lại, giao thương khá thuận tiện. Thời gian qua, việc đầu tư, nâng cấp và đổi mới hình thức quản lý các chợ xã đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, thương mại, dịch vụ.

Bên cạnh các chợ hoạt động tương đối sôi động thì cũng có chợ còn gặp khó khăn. Chợ xã Kông Lơng Khơng dù mới đưa vào hoạt động, cơ sở khang trang nhưng việc tuyên truyền, vận động người dân vào buôn bán gặp nhiều khó khăn.

Bà Phan Thị Như Cẩm-Tiểu thương tại chợ xã Kông Lơng Khơng-cho hay: “Chợ đưa vào hoạt động từ đầu năm 2024, số lô/ki ốt đã được đăng ký hết nhưng đến nay mới chỉ có 4 hộ vào kinh doanh. Chính vì ít người bán nên cũng ít người đi chợ. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của các hộ kinh doanh cũng như gây khó khăn trong việc thu hút thêm các hộ vào đây buôn bán”.

2-4171.jpg
Các mặt hàng bày bán tại chợ Kbang ngày càng đa dạng, phong phú. Ảnh: V.T

Huyện Kbang hiện có 5 chợ được xây dựng tại các xã: Đăk Hlơ, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Sơn Lang (quy mô hạng 3) và thị trấn Kbang (quy mô hạng 2). Ông Phạm Thành Nhân-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện-cho biết: Các chợ xã đều được đầu tư nâng cấp khu vực nhà lồng đảm bảo diện tích đủ để thu hút các hộ vào kinh doanh.

Ngoài chợ, trên địa bàn các xã còn có nhiều cửa hàng kinh doanh nằm dọc theo trục đường giao thông chính đã góp phần thúc đẩy việc luân chuyển, tiêu thụ hàng hóa. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn phát triển đã tạo môi trường thuận lợi cho việc mua bán các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng của địa phương, từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

“Thời gian tới, huyện tiếp tục đầu tư xây dựng chợ Sơ Pai để phục vụ cho việc mua bán, giao thương của người dân trong xã và các xã lân cận. Bên cạnh đó, huyện định hướng xây dựng cửa hàng đặc sản, sản phẩm OCOP, nông sản phụ.

Đồng thời, huyện dành quỹ đất để kêu gọi đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, chợ đầu mối nông sản nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”-ông Nhân thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.