Kbang ra mắt Ban vận động Xây dựng mô hình “Chăn nuôi dê sinh sản”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 29-5 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) ra mắt Ban vận động Xây dựng mô hình “Chăn nuôi dê sinh sản” tại thôn 6, xã Đông.

Theo đó, Ban vận động Xây dựng mô hình “Chăn nuôi dê sinh sản” tại thôn 6 gồm 6 thành viên do ông Đinh Văn Hải-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Kbang làm Trưởng ban.

Ban vận động Xây dựng mô hình “Chăn nuôi dê sinh sản” tại thôn 6 có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban vận động; tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia mô hình “Chăn nuôi dê sinh sản”. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn cách chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh và làm chuồng trại cho các hộ dân tham gia mô hình.

Ban vận động mô hình nuôi dê sinh sản (thứ 5 từ phải sang) tặng dê giống cho các hộ tham gia mô hình. Ảnh: Ngọc Anh

Ban vận động mô hình nuôi dê sinh sản (thứ 5 từ phải sang) tặng dê giống cho các hộ tham gia mô hình. Ảnh: Ngọc Anh

Dịp này, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Kbang đã hỗ trợ cho 5 gia đình là hội viên của Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ và Đoàn Thanh niên thôn thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn mỗi hộ 1 cặp dê giống trị giá 4,5 triệu đồng; tổng kinh phí hỗ trợ dê giống đợt này là 22,5 triệu đồng. Trong đó, trích từ nguồn kinh phí triển khai xây dựng mô hình thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” năm 2024 hỗ trợ 15 triệu đồng; các hộ gia đình đối ứng 7,5 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.