Kbang quan tâm hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã quan tâm hỗ trợ sinh kế giúp nhiều hộ gia đình từng bước vươn lên thoát nghèo.

Để giúp hộ nghèo, cận nghèo có thêm nguồn lực phát triển kinh tế, từ năm 2023 đến nay, bằng nguồn vốn của Tiểu dự án 1-Dự án 3, xã Kông Lơng Khơng đã triển khai Dự án trồng lúa nước và thành lập Tổ hợp tác sản xuất lúa.

Năm 2023, từ nguồn vốn 125 triệu đồng được cấp, xã đã hỗ trợ giống, phân bón cho 138 hộ cận nghèo, 56 hộ nghèo canh tác 28,7 ha lúa nước. Năm 2024, từ nguồn vốn 143 triệu đồng, xã tiếp tục hỗ trợ hơn 3,5 tấn lúa giống cùng phân bón cho 222 hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Vụ mùa vừa qua, các hộ được hỗ trợ đã thu hoạch lúa với năng suất đạt 4,2 tấn/ha.

1bg-ho-ngheo-thi-tran-kbang-duoc-ho-tro-may-bom-nuoc-phuc-vu-san-xuat-nong-nghiep-nam-2024.jpg
Phó Chủ tịch UBND thị trấn Kbang Đinh Văn (bìa phải) kiểm tra máy bơm nước hỗ trợ cho hộ nghèo trên địa bàn. Ảnh: N.D

Bà Đinh Thị Len-Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất lúa xã Kông Lơng Khơng-cho biết: “Vụ mùa năm 2024, xã hỗ trợ giống lúa Đài Thơm 8 và RVT cho các hộ nghèo, cận nghèo trong xã. Tôi thấy giống lúa Đài Thơm 8 phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và trình độ canh tác của bà con.

Ngoài ra, giống lúa này thân cứng không bị ngã đổ, năng suất cao hơn các giống lúa truyền thống 1-1,2 tạ/sào. Bà con sẽ tiếp tục gieo sạ giống lúa này trong vụ Đông Xuân 2024-2025”.

Còn ông Đinh Văn Xóa (làng Mơ Hven-Ôr) cho hay: “Gia đình tôi có 1,6 sào lúa nước và 7 sào mía. Những năm trước, năng suất lúa đạt thấp. Vụ mùa 2024, tôi được hỗ trợ 80 kg phân bón cùng giống lúa Đài Thơm 8. Nhờ có giống mới và phân bón nên năng suất đạt cao. Đây là động lực để gia đình tôi phấn đấu ra khỏi danh sách hộ cận nghèo trong những năm tới”.

Năm 2024, huyện Kbang được phân bổ hơn 1,6 tỷ đồng để thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Huyện phân bổ nguồn vốn này cho 10 xã, thị trấn xây dựng 12 dự án, trong đó, 10 dự án hỗ trợ giống, phân bón, máy móc nông nghiệp và 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi. Đồng thời, các địa phương thành lập tổ hợp tác sản xuất để hỗ trợ 155 hộ nghèo, 374 hộ cận nghèo và 7 hộ mới thoát nghèo phát triển kinh tế.

2them-tu-ho-ngheo-ong-dinh-khuyen-thi-tran-kbang-duoc-ho-tro-bo-sinh-san-nam-2023-da-dang-ky-vuon-len-ho-can-ngheo.jpg
Từ hộ nghèo, ông Đinh Khuyên (thị trấn Kbang) được hỗ trợ bò sinh sản năm 2023 đã đăng ký vươn lên hộ cận nghèo. Ảnh: Nguyễn Diệp

Ông Lê Thanh Sơn-Phó Chủ tịch UBND huyện-thông tin: Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3, UBND huyện triển khai theo hình thức hỗ trợ sinh kế cộng đồng thông qua tổ hợp tác theo nhu cầu của người dân. Nhờ vậy, hầu hết các hộ đều đồng tình và đối ứng thêm vốn để sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh đó, các xã ưu tiên chọn những hộ cận nghèo có đất sản xuất để hỗ trợ máy móc, thiết bị, giống cây trồng, phân bón... để bà con sớm vươn lên thoát nghèo.

“Để Tiểu dự án 1-Dự án 3 phát huy hiệu quả, huyện đề xuất UBND tỉnh kiến nghị Trung ương xem xét điều chỉnh định mức hỗ trợ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Đồng thời, huyện tiếp tục xây dựng kế hoạch huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, sớm vươn lên thoát nghèo bền vững”-Phó Chủ tịch UBND huyện thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát

Ayun Pa hỗ trợ nhà ở cho 32 hộ nghèo

(GLO)- Sáng 22-11, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại thị xã Ayun Pa “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhiều nhà văn hóa trên địa bàn thị xã An Khê được lắp đặt hệ thống dụng cụ thể thao ngoài trời để đáp ứng nhu cầu tập luyện nâng cao sức khỏe của người dân. Ảnh: N.M

An Khê đẩy mạnh xây dựng khu dân cư văn hóa

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, tất cả thôn, làng, tổ dân phố ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đều đạt tiêu chí văn hóa và tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí này.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.