Ia Pa tháo gỡ khó khăn trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 27-4, Ban Chỉ đạo (BCĐ) các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện các Chương trình MTQG trong năm 2022 và quý I-2023; triển khai nhiệm vụ từ nay đến cuối năm 2023.

Báo cáo tại hội nghị nêu: Bước vào triển khai thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Ia Pa đã kịp thời kiện toàn BCĐ các chương trình MTQG huyện; đồng thời ban hành Quy chế làm việc cho BCĐ, phân công cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo bộ máy chỉ đạo, điều hành các chương trình MTQG trên địa bàn được thống nhất từ huyện tới cơ sở.

Tổng vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp thực hiện các chương trình MTQG năm 2022 và năm 2023 (sau khi điều chỉnh) của huyện là 96,578 tỷ đồng. Trong đó vốn năm 2022: 53,405 tỷ đồng; năm 2023 là 43,173 tỷ triệu đồng.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mai Linh

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mai Linh

Tuy đã tích cực chỉ đạo, đôn đốc thực hiện nhưng kết quả thực hiện các chương trình MTQG tại huyện đang chậm, gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, kết quả thực hiện và giải ngân các nguồn vốn năm 2022 sau khi điều chỉnh, bổ sung đến ngày 31-1-2023: Giá trị giải ngân: hơn 13,601/53,045 tỷ đồng, đạt 25,64% kế hoạch. Kết quả phân bổ vốn và giải ngân trong quý I-2023, tiến độ thực hiện tới ngày 25-4-2023, hiện tại các dự án/công trình giao vốn năm 2023 đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư, dự kiến khởi công và ứng vốn thực hiện trong quý II năm 2023.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đối với từng chương trình để từng bước tháo gỡ. Trong đó, thủ tục giải ngân vốn ngân sách thuộc Dự án 1 giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt gây tâm lý lo lắng trong người dân. Việc hoàn thiện hồ sơ chứng từ thiết kế mẫu của các công trình; thuế của tổ, đội. Các tiêu chí đã đạt theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 khi áp dụng theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thì các tiêu chí lại không đạt. Đặc biệt, hai xã đạt chuẩn nông thôn mới có số tiêu chí bị giảm: Ia Tul bị giảm 8 tiêu chí, Ia Mrơn bị giảm 3 tiêu chí, khó khăn trong việc giữ vững xã đạt chuẩn nông thôn mới....

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND huyện Huỳnh Văn Trường đề nghị các thành viên BCĐ các chương trình MTQG huyện tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền các cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, dễ tiếp cận đến từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và người dân. Thường xuyên theo dõi, giám sát và hỗ trợ các địa phương phụ trách trong triển khai và thực hiện các chính sách về nông thôn mới và giảm nghèo trên địa bàn để kịp thời phát hiện, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, điều chỉnh các danh mục phù hợp với tình hình địa phương, các xã rà soát dự án nào không hiệu quả kịp thời đề xuất chuyển, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra. Trong đó, vốn năm 2022 hoàn thành giải ngân đến ngày 30-10-2023; vốn năm 2023 hoàn thành giải ngân đến ngày 30-12-2023.

Có thể bạn quan tâm

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).