Ia Pa: Hơn 99% số cặp tảo hôn là đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 17-7, thực hiện chuyên đề giám sát “Việc thực hiện quy định của pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do bà Đinh Thị Giang-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Ia Pa.

Tham dự có Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Pa Ksor Suy cùng đại diện các phòng, ban, hội, đoàn thể của huyện.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Lam Nguyên

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Lam Nguyên

Theo báo cáo của Phòng Dân tộc huyện Ia Pa, thời gian qua, công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện quy định của pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cũng như hoạt động truyền thông, vận động về vấn đề này luôn được chú trọng.

Từ năm 2021 đến nay, các ban, ngành của huyện đã phối hợp với UBND các xã lồng ghép tuyên truyền trực tiếp 103 buổi với hơn 5.200 người tham gia; phối hợp cùng Ban Dân tộc tỉnh tổ chức hội nghị cung cấp thông tin về tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại xã Pờ Tó với 80 đại biểu tham gia. Cùng với đó tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp đến người dân với các văn bản pháp luật như: Luật Hộ tịch, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng-chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới... cho 2.730 người.

Phòng Dân tộc huyện phối hợp với Phòng Tư pháp và Trung tâm Y tế huyện biên soạn tài liệu, cấp phát cho 320 người tham dự tập huấn về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; tiếp nhận từ Ban Dân tộc tỉnh và cấp phát cho các xã 1.500 tờ rơi (bằng 3 thứ tiếng Việt-Bahnar-Jrai) về nội dung tương tự. Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện cũng ra mắt 9 câu lạc bộ truyền thông về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Trong 2 năm (2022 và 2023), huyện đã bố trí 380 triệu đồng để thực hiện các biện pháp giảm thiểu tình trạng trên.

Tuy nhiên, thực trạng tảo hôn trên địa bàn huyện vẫn có xu hướng tăng: Năm 2021 có 70 cặp tảo hôn; năm 2022 có 94 cặp; 6 tháng đầu năm 2023 có 41 cặp. Từ 1-1-2021 đến 31-5-2023, toàn huyện có 1.303 cặp kết hôn thì có 205 cặp tảo hôn (chiếm 15,73% tổng số cặp kết hôn), trong đó số cặp tảo hôn là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 99,02%. Trên địa bàn không có tình trạng hôn nhân cận huyết thống.

Ông Lương Văn Hiếu-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mrơn, địa phương có nhiều cặp tảo hôn nhất trên địa bàn huyện Ia Pa thời gian qua-nêu những khó khăn trong việc thực hiện quy định của pháp luật về giảm thiểu thực trạng trên. Ảnh: Lam Nguyên

Ông Lương Văn Hiếu-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mrơn, địa phương có nhiều cặp tảo hôn nhất trên địa bàn huyện Ia Pa thời gian qua-nêu những khó khăn trong việc thực hiện quy định của pháp luật về giảm thiểu thực trạng trên. Ảnh: Lam Nguyên

Tại buổi làm việc, đại diện các phòng, ban và hội, đoàn thể huyện Ia Pa đã nêu một số khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện quy định của pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: Huyện có trên 74% là người dân tộc thiểu số, thu nhập chủ yếu là làm nông, trình độ nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế; việc quản lý con em chưa được phụ huynh quan tâm chú trọng, nhiều học sinh bỏ học sớm để phụ gia đình làm ăn kiếm sống...

Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội, sự du nhập của văn hóa ngoại lai cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thanh-thiếu niên, dẫn đến những trường hợp mang thai ngoài ý muốn, phải nghỉ học giữa chừng.

Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Đinh Thị Giang đề nghị huyện Ia Pa cần có những giải pháp quyết liệt hơn nữa nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn. Cụ thể, cần phân công nhiệm vụ rõ ràng đối với các ban, ngành, hội, đoàn thể; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, tập huấn. Đặc biệt, hệ thống chính trị thôn, làng cần chủ động, kịp thời nắm bắt, giải quyết khi có thực trạng tảo hôn xảy ra trên địa bàn.

Trưởng đoàn giám sát đề nghị đưa các quy định của pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào hương ước, quy ước của thôn, làng; tiếp tục chú trọng công tác phối hợp thực hiện. Mặt khác cần tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết kịp thời; quan tâm bố trí kinh phí hợp lý…

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

(GLO)- Những năm qua, Quỹ “Vì người nghèo” nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các tầng lớp nhân dân. Từ nguồn quỹ này, hàng chục ngàn hộ nghèo trong tỉnh Gia Lai được hỗ trợ để vươn lên ổn định cuộc sống.

Vị quê giữa phố

Vị quê giữa phố

(GLO)- Đó là những thức món rất dân dã, thậm chí trước kia còn được gọi là món “con nhà nghèo”. Vậy mà giờ đây vị quê lại thành “đặc sản” giữa phố.