Hướng đến nhu cầu học tiếng Anh của trẻ em nghèo ở Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đó là định hướng khởi nghiệp của anh Phạm Hồng Thưởng-Giám đốc Công ty TNHH Lalisa Plus. Anh chính là người vừa giành giải nhất tại cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp lần thứ IV năm 2020 do Tỉnh Đoàn và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Gia Lai phối hợp tổ chức.
Lựa chọn xây dựng Trung tâm Anh ngữ phục vụ nhu cầu học tập tiếng Anh của thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn ở ngoại ô TP. Pleiku, anh Thưởng cho rằng, đây là hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu hướng thực tế hiện nay. Anh chia sẻ: Hiện phần lớn trung tâm Anh ngữ đều tập trung tại khu vực trung tâm thành phố, tọa lạc ở những vị trí đắc địa, thuận lợi, hướng đến những khách hàng có điều kiện tài chính, gia đình khá giả. Trong khi đó, nhu cầu học tiếng Anh của thanh thiếu nhi vùng ngoại thành, các thôn, làng vùng ven TP. Pleiku là khá lớn.
Bản thân anh Thưởng cũng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại theo học ngành sư phạm nên thấu hiểu những ước muốn của thiếu nhi nghèo trên con đường học tập. Theo đó, cuối năm 2019 Trung tâm Anh ngữ Lalisa ra đời nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu của trẻ em nghèo. Hiện nay, Công ty TNHH Lalisa Plus do anh Thưởng làm chủ đã duy trì hoạt động của 2 Trung tâm Anh ngữ tại địa chỉ: 35 Hoàng Văn Thái và 60 Đặng Thai Mai (TP. Pleiku).
Điều khác biệt mà anh Thưởng hướng tới trong quá trình thành lập Trung tâm Anh ngữ Lalisa chính là tạo thương hiệu bền vững, nâng cao chất lượng dạy học thông qua việc tạo điều kiện để giáo viên tham gia đóng góp cổ phần. Đến nay, đã có 2/6 giáo viên tham gia góp cổ phần. Với cách làm này, anh mong muốn mỗi giáo viên tự chủ, nâng cao trách nhiệm của bản thân trong xây dựng bài giảng, phương pháp dạy học, qua đó thu hút học viên theo học tại Trung tâm hiệu quả nhất.
Anh Phạm Hồng Thưởng trao đổi thông tin với học viên tại Trung tâm. Ảnh: Ksor H'Yuên
Anh Phạm Hồng Thưởng trao đổi thông tin với học viên tại Trung tâm. Ảnh: Ksor H'Yuên
Hiện nay, Trung tâm có hơn 300 học viên với độ tuổi từ 5 đến 15, mức học phí 400 ngàn đồng/học viên/tháng. Học viên trong độ tuổi từ 5 đến 7 tuổi duy trì học 2 buổi/tuần, từ 7 đến 15 tuổi học 3 buổi/tuần.
Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, Trung tâm Anh ngữ Lalisa còn chú trọng đến lợi ích cộng đồng mà trọng tâm là thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn thông qua việc trao các suất học bổng cho học viên nghèo với suất học miễn phí trong vòng 1 năm; đồng thời chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, nhà trường tiến hành rà soát, xét chọn những học viên khó khăn để miễn, giảm học phí. Đến nay, Trung tâm Anh ngữ Lalisa đã trao hơn 10 suất học miễn phí cho các học viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Ngoài việc giảng dạy môn chính là tiếng Anh, mỗi giáo viên đứng lớp đều chuẩn bị các tiết học kỹ năng mềm và thực hành các bài học ngay trên lớp; từ đó giúp học viên tiếp thu, ứng dụng ngay trong quá trình học, sinh hoạt ở trung tâm cũng như trở về gia đình với một số kỹ năng ứng xử, làm việc nhóm, tham gia các hoạt động vệ sinh bảo vệ môi trường, hỗ trợ những người yếu thế…
Là phụ huynh có con theo học tại Trung tâm Anh ngữ Lalisa, chị Trần Thị Thoa (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) chia sẻ: “Con tôi theo học tại Trung tâm Anh ngữ Lalisa hơn 3 tháng. Ban đầu, cháu không thích học lại nhút nhát. Nhưng sau thời gian học tiếng Anh và được thầy-cô giáo truyền đạt, hướng dẫn thực hành các kỹ năng mềm, hiện nay, cháu đã chủ động, tự tin hơn nhiều trong giao tiếp và học tập. Tôi rất yên tâm khi cháu học tại đây bởi chất lượng dạy học khá tốt”.
Giám đốc Công ty TNHH Lalisa Plus cho biết thêm, trong những năm tiếp theo, anh chủ động phân chia 3 giai đoạn với những mục tiêu rõ ràng. Giai đoạn 2019-2022 sẽ thành lập 6 trung tâm ngoại ngữ, đồng thời hoàn thành quy trình nhượng quyền thương hiệu; giai đoạn 2023-2028 hoàn thành mục tiêu 100% giáo viên giảng dạy là người nước ngoài, chuyển đổi thành công ty cổ phần; giai đoạn 2029-2034 mở rộng nhượng quyền thương hiệu, phát triển các sản phẩm mới, đồng thời tổng kết 15 năm hoạt động.
Với sự năng động, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ, niềm khát khao mở rộng góp phần lan tỏa hơn nữa việc học tiếng Anh trong thiếu niên, nhi đồng, tin tưởng rằng, anh Phạm Hồng Thưởng sẽ sớm đạt những mục tiêu đề ra, qua đó chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của trẻ em nghèo.
KSOR H’YUÊN

Có thể bạn quan tâm

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

(GLO)- Dù không có được đôi mắt sáng như bao người khác nhưng những người bị mù ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) lại làm cho cuộc đời mình sáng lên bằng chính tinh thần lạc quan và nghị lực phi thường. Điều đó đã giúp họ vượt qua “bóng tối” của số phận, tìm được ánh sáng cho đời mình.

Thành viên Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo xã Ia Sao phối hợp với điều tra viên tiến hành rà soát hộ nghèo tại buôn H’Liếp. Ảnh: V.C

Ia Sao công khai, minh bạch trong điều tra, rà soát hộ nghèo

(GLO)- Hiện nay, các thôn, buôn thuộc xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa) đã hoàn tất công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều. Các quy trình đều được thực hiện công khai, minh bạch trên cơ sở đánh giá chi tiết đến từng hộ dân để có hướng hỗ trợ thiết thực, hiệu quả.