Hủ tục và thói xấu, nghĩ từ ngày 23 tháng Chạp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 23 tháng Chạp, nhiều gia đình chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo và thả cá chép với mong muốn một năm mới bình an, may mắn.

Nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, nhiều địa phương đã treo bảng, biển với nội dung
Nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, nhiều địa phương đã treo bảng, biển với nội dung "Thả cá, đừng thả túi nilon". Ảnh: LĐO


Nhưng đây là mỹ tục hay hủ tục? Câu trả lời từ chính hành vi của con người.

Báo chí đưa hình ảnh nhiều người đi thả cá ở hồ Hoàng Cầu (Hà Nội), thả cả túi và cá xuống nước, hoặc sau khi thả cá xong là vứt túi nilon theo. Công nhân vệ sinh môi trường đứng sẵn ở các điểm thả cá để vớt rác. Nhiều người không chấp hành đeo khẩu trang, tụ tập với nhau ở các điểm thả cá.

Năm nay, các bạn trẻ hoạt động tự nguyện bảo vệ môi trường, đã in nhiều tấm pano vẽ hình ảnh và ghi nội dung “Ông Táo chỉ thích cá, không thích túi nilon”, rồi treo ở nhiều điểm thả cá để nhắc nhở người dân ý thức hơn về bảo vệ môi trường. Có những nhóm chủ động đem bao tải đến ở các điểm thả cá, thu gom túi nilon và rác để người thả cá hạn chế vứt rác xuống sông hồ.

Tuy nhiên, để thay đổi được nhận thức của con người không dễ. Xả rác đã trở thành thói quen của nhiều người, và họ chỉ nghĩ rằng "rác ra khỏi nhà mình" là được. Họ không nghĩ đến thảm họa của rác thải nhựa, của ô nhiễm môi trường, của bụi mịn mà họ đang phải trả giá hằng ngày, hằng giờ.

Tệ hại hơn, đó là nhiều người dọn ban thờ gia tiên, thu gom tro, chân nhang ra sông thả cùng cá. Cá thả cùng với tro thì chết ngắc ngứ. Phóng sinh mà thả cá ra ở vùng nước ô nhiễm để cá chết thì phóng để làm gì?

Nhiều người hóa vàng, cúng kiếng xong, thu gom tro và chân nhang ra sông hồ đổ cùng cá, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đây không phải là nghi lễ, tín ngưỡng truyền thống, mà là sự mê muội, là mê tín, là hành vi hủy hoại môi trường.

Thả cá chép để cầu mong bình an, may mắn? Nhưng may mắn và bình an sao được khi con người sống trong một môi trường bị ô nhiễm, sử dụng một nguồn nước đầy chất độc hại, thở bầu không khí không trong lành.

Cúng ông Công, ông Táo là mỹ tục, nhưng ngày càng biến tướng nên trở thành hủ tục. Nhiều người mua sắm đủ loại lễ, vàng mã không còn đơn giản mũ, hia, tiền vàng mà nhà lầu, xe hơi... để mặc cả với thánh thần, để dâng sớ cầu tiền tài, danh vọng, thăng quan tiến chức.

Ở thời đại mà người ta hô hào 4.0 nhưng còn tin vào những điều mê tín thì tiến bộ sao được?

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/hu-tuc-va-thoi-xau-nghi-tu-ngay-23-thang-chap-877633.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

(GLO)- Việc Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang (tỉnh Gia Lai) phân công các cơ quan, đơn vị của huyện kết nghĩa với làng vùng khó và phụ trách, hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo vươn lên trong cuộc sống đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Chung cư Lê Lợi (TP. Pleiku)-một khu nhà ở xã hội lâu năm của Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

7 nhóm cá nhân được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

(GLO)- Sở Xây dựng Gia Lai vừa có Công văn số 853/SXD-QLN gửi các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư dự án bất động sản về việc xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân...
Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

(GLO)- Khai trương ngày 24-4 vừa qua, Bếp ăn thiện nguyện 2K Thị Huy (38 Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đối diện cổng sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã góp phần chia sẻ khó khăn với người nghèo, nhất là bệnh nhân nghèo đang nằm điều trị tại các bệnh viện.