Hợp sức bảo vệ rừng vùng giáp ranh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chiều 20-6, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp cùng đại diện lãnh đạo các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk chủ trì hội nghị tổng kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh.

Hội nghị cũng đã bàn phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phối hợp quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh trong thời gian tới. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành chức năng, đơn vị chủ rừng và lãnh đạo địa phương của các tỉnh có rừng vùng giáp ranh.

Nhiều kết quả tích cực

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hoan-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai-cho biết: Vùng giáp ranh giữa tỉnh Gia Lai với các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk có chiều dài 418 km. Trong đó, giữa Gia Lai và Bình Định có ranh giới liền kề ở 8 huyện, thị xã với chiều dài khoảng 141 km; Gia Lai và Đắk Lắk có vùng giáp ranh tại 9 huyện, thị xã với chiều dài khoảng 164 km; Gia Lai và Phú Yên có vùng giáp ranh tại 6 huyện với chiều dài khoảng 113 km.

Đáng chú ý, diện tích vùng giáp ranh giữa Gia Lai với các tỉnh rộng và trải dài qua nhiều huyện, thị xã với phần lớn có địa hình phức tạp, hiểm trở; điều kiện về cơ sở vật chất, thông tin liên lạc phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều hạn chế, nhiều nơi không có điện lưới, sóng điện thoại di động, không đường đi lại.

Để quản lý, bảo vệ tốt tài nguyên rừng vùng giáp ranh, năm 2016, UBND tỉnh Gia Lai đã ký Quy chế phối hợp với tỉnh Phú Yên; năm 2017 ký Quy chế phối hợp với tỉnh Bình Định và tỉnh Đắk Lắk.

Sau khi ký kết Quy chế phối hợp, Chi cục Kiểm lâm, UBND cấp huyện, các đơn vị chủ rừng vùng giáp ranh của các tỉnh đã ký kết 32 quy chế, kế hoạch phối hợp trong công tác kiểm tra, truy quét, ngăn chặn hành vi phá rừng, khai thác, buôn bán và vận chuyển lâm sản trái pháp luật, đồng thời tích cực triển khai thực hiện.

Đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Yên ký kết Quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh giai đoạn tiếp theo. Ảnh: M.P

Đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Yên ký kết Quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh giai đoạn tiếp theo. Ảnh: M.P

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thông tin: Từ khi ký các quy chế phối hợp đến nay, lực lượng Kiểm lâm tỉnh Gia Lai đã phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành chức năng, các đơn vị chủ rừng tổ chức 861 đợt tuyên truyền với hơn 31.477 lượt người tham gia; ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng với 191 hộ dân tại các xã giáp ranh tỉnh Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk.

Các lực lượng đã tổ chức 1.876 đợt tuần tra, truy quét, phát hiện 565 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp tại khu vực giáp ranh. Trong đó, có 37 vụ hình sự, 528 vụ vi phạm hành chính với diện tích rừng bị phá hơn 4,5 ha; tịch thu 613,41 m3 gỗ các loại, 202 phương tiện, công cụ khác; phạt tiền hơn 2 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Thiên Văn-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk: Thực hiện Quy chế phối hợp, lực lượng Kiểm lâm 2 tỉnh đã chủ động tham mưu UBND tỉnh, cấp huyện và phối hợp UBND xã, đơn vị chủ rừng, cơ quan chức năng tại vùng giáp ranh xây dựng, tổ chức ký kết và triển khai thực hiện 16 quy chế, kế hoạch phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản vùng giáp ranh.

Cùng với đó, công tác trao đổi nắm bắt thông tin về tình hình vi phạm được duy trì thường xuyên; việc phối hợp kiểm tra, truy quét, xử lý các hành vi phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật được tăng cường. Lực lượng chức năng đã phối hợp tổ chức 653 đợt tuần tra, truy quét, phát hiện, xử lý 474 vụ việc vi phạm Luật Lâm nghiệp tại vùng giáp ranh; tổ chức 73 đợt tuyên truyền cấp thôn, buôn và phổ biến các văn bản pháp luật, những chính sách của Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng cho 6.500 lượt người dân sống gần rừng tại các vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh.

Tăng cường thực hiện quy chế phối hợp

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các sở, ngành chức năng, đơn vị chủ rừng, địa phương của các tỉnh có vùng rừng giáp ranh đã tập trung thảo luận, bàn giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp quản lý, bảo vệ rừng; việc kiểm tra, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp vùng giáp ranh; đánh giá tình trạng xâm canh, xâm cư của người dân khu vực giáp ranh và các giải pháp ngăn chặn, hạn chế; giải pháp ngăn chặn nhằm giảm thiểu tình trạng khai thác rừng trái pháp luật...

Ông Lê Minh Tiến-Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (tỉnh Đắk Lắk) nêu thực tế: Dân cư vùng giáp ranh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đời sống còn nhiều khó khăn, thu nhập phần lớn phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Đáng chú ý, nhiều hộ gia đình còn di tản từ buôn, làng vào ở lại thường xuyên tại khu vực rẫy cạnh diện tích rừng của đơn vị, gây áp lực cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Bên cạnh đó, địa bàn giáp ranh có chỗ cách nơi làm việc khoảng 95 km, chưa có đường tuần tra và trạm quản lý, bảo vệ rừng. Do vậy, khi đơn vị tiếp nhận thông tin và di chuyển đến nơi thì các đối tượng đã vận chuyển lâm sản đi nơi khác cất giấu hoặc rời khỏi rừng nên công tác tuần tra, truy quét gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ.

Lãnh đạo UBND các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Yên, Bình Định chủ trì hội nghị tổng kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh và bàn phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phối hợp trong thời gian tới. Ảnh: M.P

Lãnh đạo UBND các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Yên, Bình Định chủ trì hội nghị tổng kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh và bàn phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phối hợp trong thời gian tới. Ảnh: M.P

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp khẳng định: Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế phối hợp giữa tỉnh Gia Lai với các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Đắk Lắk đã tập trung thảo luận, phân tích những nội dung liên quan đến thuận lợi, khó khăn, kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh.

Trên cơ sở Quy chế phối hợp đã được lãnh đạo UBND tỉnh thống nhất ký kết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp đề nghị các sở, ngành, chính quyền địa phương, lực lượng chức năng và các đơn vị chủ rừng của các tỉnh tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp giữa các cấp, các ngành, chính quyền, các lực lượng chức năng tại địa phương và chủ rừng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh.

Trong đó, tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp phối hợp quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh; tăng cường công tác phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa lực lượng Kiểm lâm, Quân đội, Công an, chính quyền địa phương và chủ rừng trong việc thực thi pháp luật về lâm nghiệp.

Mặt khác, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cũng đề nghị lực lượng Kiểm lâm các tỉnh chú trọng phối hợp tổ chức tuần tra, truy quét các “điểm nóng” thường xuyên xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, đặc biệt là phá rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, chế biến lâm sản trái pháp luật tại khu vực giáp ranh.

Kịp thời trao đổi thông tin, phối hợp giải quyết những vướng mắc liên quan về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản khu vực giáp ranh ở các cấp.

Hỗ trợ về nhân lực, phương tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong việc ngăn chặn, truy bắt và điều tra, xử lý vi phạm ở vùng giáp ranh; giải quyết tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp giữa các tổ chức, cá nhân ở các địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.