Hà Nội: Gần 5 triệu người có thẻ bảo hiểm y tế được đồng bộ dữ liệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau hơn 9 tháng triển khai đề án 06,  toàn TP. Hà Nội có gần 5 triệu người có thẻ bảo hiểm y tế  (BHYT) được đồng bộ dữ liệu, có thể sử dụng căn cước công dân để đi khám, chữa bệnh.

Theo Sở Y tế Hà Nội, thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của UBND thành phố Hà Nội, sau hơn 9 tháng triển khai, đến nay toàn thành phố có gần 5 triệu người có thẻ BHYT được đồng bộ dữ liệu, có thể sử dụng căn cước công dân để đi khám, chữa bệnh. Cùng với đó, toàn Thành phố có 503 cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã áp dụng sử dụng căn cước công dân tra cứu khám chữa bệnh; có hơn 56.710 lượt công dân sử dụng căn cước công dân để tra cứu khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Người dân chờ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: T.G/Vietnam+)
Người dân chờ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Về công tác “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng COVID-19 và ký xác nhận “Hộ chiếu vaccine”, đến nay các đơn vị tại Hà Nội (không tính số liệu của các bệnh viện bộ, ngành đóng trên địa bàn) đã ký xác nhận được hơn 14,5 triệu mũi tiêm (đạt 79%), hiện còn hơn 3,9 triệu mũi tiêm chưa ký xác nhận (chiếm 21%). Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế đã nghiêm túc thực hiện, phối hợp với Công an các cấp và các đơn vị liên quan thực hiện đối chiếu, xác thực, cập nhật, bổ sung thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cập nhật vào nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 quốc gia.

Thông tin từ  GIA ĐÌNH VIỆT NAM, từ nay đến cuối năm 2022, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục tham mưu báo cáo UBND TThành phố các giải pháp cụ thể để xây dựng Cơ sở dữ liệu y tế của TP. Hà Nội. Tập trung triển khai đồng loạt 100% cơ sở y tế trên địa bàn thành phố thực hiện khám chữa bệnh bằng thẻ căn cước công dân thay thế thẻ BHYT. Sở Y tế Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế, Công an thành phố, BHXH TP. Hà Nội và các cơ sở khám chữa bệnh, các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án đảm bảo tiến độ, hiệu quả.

QUANG VĂN (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Cha mẹ hãy thực sự là người thầy đầu tiên của con, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Ảnh: MINH HUỆ

Nền tảng của giáo dục gia đình

(GLO)- Người xưa có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”, ngụ ý thể hiện tầm quan trọng của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Có lẽ, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, gia đình là nền tảng tiên quyết, góp phần hình thành tính cách và nhân cách của một con người.

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.