Greo Pết chung tay đẩy lùi nạn tảo hôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Được thành lập từ tháng 4-2023, Câu lạc bộ “Nữ thanh niên đặc thù làng Greo Pết” ở xã Dun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) hoạt động ngày càng hiệu quả. Đặc biệt, Câu lạc bộ (CLB) đã phát huy vai trò, trách nhiệm của nữ thanh niên dân tộc thiểu số trong việc xóa bỏ những tập tục lạc hậu, nhất là tình trạng tảo hôn ở địa phương.

Mặc dù đang theo học tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh nhưng em Siu Hương luôn tích cực tham gia vào các hoạt động của CLB “Nữ thanh niên đặc thù làng Greo Pết”. Hương chia sẻ: “Tranh thủ kỳ nghỉ hè, em về làng để cùng sinh hoạt và tuyên truyền về những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Đồng thời, em vận động mọi người chăm lo phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho con em tới trường”.

Tham gia sinh hoạt CLB, các thành viên được tuyên truyền nhiều chủ đề liên quan đến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về sức khỏe sinh sản, tình yêu và giới tính. Ảnh: M.K

Tham gia sinh hoạt CLB, các thành viên được tuyên truyền nhiều chủ đề liên quan đến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về sức khỏe sinh sản, tình yêu và giới tính. Ảnh: M.K

Cũng như Hương, các thành viên còn lại của CLB đều là nữ thanh niên người Jrai, sinh ra và lớn lên ở làng Greo Pết. Chính vì vậy, các thành viên hiểu rõ phong tục tập quán, đặc biệt là những hủ tục cần xóa bỏ. Chị Siu Nguyệt-Chủ nhiệm CLB-cho biết: Trước đây, đa phần nữ thanh niên trên địa bàn không mặn mà trong việc tham gia sinh hoạt Hội Phụ nữ. Nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, tinh thần sáng tạo của nữ đoàn viên, thanh niên cũng như tạo sự phối hợp nhịp nhàng, gắn kết giữa Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên trong các hoạt động phong trào, chúng tôi đã xây dựng CLB này. Từ khi CLB đi vào hoạt động đến nay, công tác tập hợp nữ thanh niên đạt được những kết quả nhất định. Các thành viên CLB cùng tham gia tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên hiểu rõ về những hệ lụy của tảo hôn.

Sau khi được các thành viên CLB tới nhà tuyên truyền, vận động, bà Siu Piynh đã đồng ý cho con gái 16 tuổi tiếp tục đến trường thay vì nghỉ học để lấy chồng. Gia đình bà thuộc diện khó khăn. Bởi vậy, bà không muốn cho các con mình đi học nữa mà làm rẫy và sớm lập gia đình. Để giúp bà Piynh hiểu rõ tác hại của việc tảo hôn, các thành viên CLB đã thường xuyên tới nhà tuyên truyền, vận động; đồng thời giúp đỡ, tặng quà động viên gia đình. Sau một thời gian kiên trì vận động, bà Piynh đã hiểu ra và vui vẻ nghe theo lời khuyên giải của các thành viên CLB.

Các thành viên của CLB đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới từng gia đình, từng đoàn viên, hội viên về những hệ lụy của tảo hôn. Ảnh: Mai Ka

Các thành viên của CLB đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới từng gia đình, từng đoàn viên, hội viên về những hệ lụy của tảo hôn. Ảnh: Mai Ka

Bà Nguyễn Thị Thu Hà-Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Sê: Đây là CLB đầu tiên được thành lập nhằm giúp các nữ thanh niên tiếp cận với tổ chức Hội để được trang bị kiến thức cần thiết về hôn nhân và gia đình. Hoạt động của CLB góp phần nâng cao chất lượng công tác tập hợp, thu hút hội viên người dân tộc thiểu số tham gia sinh hoạt cũng như đẩy mạnh các phong trào phụ nữ và hoạt động Hội ở địa phương. Từ kết quả hoạt động của CLB này, Hội LHPN huyện sẽ nhân rộng trong toàn huyện thời gian tới.

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Rah Lan HNhum cho biết: Xã có 904 hội viên, trên 80% là người dân tộc thiểu số. Hiện nay, Hội LHPN xã đã xây dựng được 14 mô hình, CLB, trong đó, CLB “Nữ thanh niên đặc thù làng Greo Pết” được thành lập nhằm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho hội viên, phụ nữ và người dân. Câu lạc bộ sinh hoạt thường kỳ 1 tháng/lần.

Tại các buổi sinh hoạt, thành viên CLB được tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; về sức khỏe sinh sản, tình yêu và giới tính... Qua đó, giúp nữ thanh niên rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với gia đình, bạn bè và những người xung quanh; cách thức tự bảo vệ mình trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội... Các thành viên CLB còn được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học-kỹ thuật để ứng dụng những kiến thức, kỹ thuật mới vào trồng trọt, chăn nuôi.

Sau buổi sinh hoạt định kỳ, các thành viên CLB sẽ thường xuyên đến từng gia đình để tuyên truyền, vận động người dân hiểu về những hệ lụy của tảo hôn; đồng thời, tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng, lồng ghép vào những buổi họp làng để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng-chống bạo lực gia đình, thông điệp “Không kết hôn sớm, không lấy nhau trong cùng dòng họ”. Từ khi CLB ra mắt đến nay, nhờ sự tích cực tuyên truyền, vận động của

Có thể bạn quan tâm

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.