Gia Lai triển khai hơn 30 mô hình nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Triển khai Tiểu dự án 2, Dự án 9 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021-2025” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Gia Lai đã triển khai hơn 30 mô hình nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Tỉnh Gia Lai đã triển khai hơn 30 mô hình “nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Tỉnh Gia Lai đã triển khai hơn 30 mô hình “nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Cụ thể, nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Gia Lai đã giải ngân thêm gần 1,4 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp để thực hiện các nội dung: Tổ chức 106 hội nghị tập huấn cho già làng, Người có uy tín, trưởng thôn, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của thôn, làng với 9.180 lượt người tham dự; cấp phát 36.375 tờ gấp, lắp đặt 40 cụm Pano, 60 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS; triển khai hơn 30 mô hình “nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” và 5 phiên tòa giả định.

Thông qua các mô hình “Nói không với tảo hôn" giúp nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS, gia đình hội viên, phụ nữ, Nhân dân; góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đồng thời, nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực.

Tỷ lệ tảo hôn ở DTTS chiếm 98% số cặp tảo hôn tại tỉnh Gia Lai

Tỷ lệ tảo hôn ở DTTS chiếm 98% số cặp tảo hôn tại tỉnh Gia Lai

Qua thống kê của UBND tỉnh, từ năm 2021 đến tháng 5/2023, toàn tỉnh Gia Lai có 2.224 cặp tảo hôn, trong đó có 2.185 cặp tảo hôn là người DTTS (chiếm trên 98%); ngoài ra còn có 2 cặp hôn nhân cận huyết thống.

Có thể bạn quan tâm

Đìu hiu chợ xã Ia Hla

Đìu hiu chợ xã Ia Hla

(GLO)- Chỉ sau khoảng 3 tháng đi vào hoạt động, hầu hết tiểu thương đã rời chợ xã Ia Hla (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) để chuyển đến buôn bán tại những điểm đông dân. Tình trạng này khiến chợ xây dựng tiền tỷ trở nên đìu hiu, vắng bóng tiểu thương và vô cùng lãng phí.

Khi mưa bão đi qua

Khi mưa bão đi qua

(GLO)- Sau mỗi lần mưa bão, đứng trước cảnh tượng đổ nát hoang tàn, lòng tôi chỉ thấy dâng ngập những nỗi xót xa.
Ia Khươl quan tâm giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

Ia Khươl quan tâm giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Xã Ia Khươl (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) có 1.943 hộ với 7.989 khẩu, trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 80%. Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, hệ thống chính trị xã tập trung triển khai nhiệm vụ hỗ trợ sản xuất gắn với công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân.

Ông Đinh Thai-người uy tín của huyện Kbang

Kbang: Chăm lo xây dựng đội ngũ người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Việc thường xuyên cung cấp thông tin cần thiết về tình hình thời sự, vấn đề kinh tế-xã hội và tạo điều kiện tham quan, học tập kinh nghiệm từ thực tiễn đã giúp cho đội ngũ già làng, người có uy tín trên địa bàn huyện Kbang phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của mình tại cơ sở.
Rmah H’Byên: Nữ công nhân cao su tận tụy với nghề

Rmah H’Byên: Nữ công nhân cao su tận tụy với nghề

(GLO)-

Tròn 15 năm gắn bó với cây cao su, Rmah H’Byên không chỉ là công nhân có bàn tay vàng của Công ty TNHH một thành viên 74 (Công ty 74) mà chị còn tận tâm giúp đỡ hàng chục công nhân người đồng bào dân tộc thiểu số biết cách cạo và cạo mủ cao su giỏi.