Kbang sơ kết mô hình điểm Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

(GLO)- Sáng 27-12, Ban Chỉ đạo Đề án 498 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số” huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị sơ kết mô hình điểm tại xã Lơ Ku.

Ảnh: Hồng Hạnh
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hồng Hạnh

Trong năm 2022, Ban Chỉ đạo Đề án 498 huyện Kbang đã tổ chức được 3 đợt tuyên truyền cho 6/9 làng trên địa bàn, thu hút hơn 1.250 lượt người tham gia. Các hình thức tuyên truyền như: tuyên truyền trực tiếp, cung cấp tài liệu; tổ chức cho người dân ký cam kết; mở phiên tòa giả định; tập huấn bồi dưỡng… Kết quả, năm 2022, trên địa bàn xã không có trường hợp kết hôn cận huyết thống; tình trạng tảo hôn vẫn còn 5 cặp, giảm 4 cặp (giảm 67% so với năm 2021-khi chưa thành lập mô hình). Tuy nhiên, một bộ phận người dân tộc thiểu số còn hạn chế về trình độ văn hóa, rào cản ngôn ngữ nên việc tham gia các hoạt động tiếp cận kiến thức về hôn nhân và gia đình, pháp luật còn hạn chế; nhiều gia đình chưa giáo dục, quản lý tốt con em mình.

Thời gian tới, Ban chỉ đạo thực hiện mô hình điểm xã Lơ Ku tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng cường các hoạt động tư vấn, lồng ghép với các chương trình liên quan lĩnh vực hôn nhân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Duy trì mô hình tại các làng có tỷ lệ tảo hôn cao; xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, nhất là đối tượng cán bộ, đảng viên; tăng cường phối hợp giữa mặt trận, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, quản lý đoàn viên, hội viên.

Dịp này, UBND huyện Kbang đã khen thưởng 1 tập thể và 3 cá nhân có thành tích trong thực hiện Đề án 498 năm 2022.

 

HỒNG HẠNH
 

Có thể bạn quan tâm

Đại hội đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh dự kiến diễn ra vào quý III-2023

Đại hội đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh dự kiến diễn ra vào quý III-2023

(GLO)- Ngày 22-3, Ban Chấp hành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai khóa I (nhiệm kỳ 2018-2023) đã tổ chức hội nghị lần thứ 6 nhằm triển khai nhiệm vụ công tác đối ngoại nhân dân năm 2023. Ông Lâm Thế Tổng-Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện các cơ quan: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Ngoại vụ và các Ủy viên Ban Chấp hành khóa I.

60 hộ dân Pleiku được hướng dẫn công tác phòng cháy chữa cháy

60 hộ dân Pleiku được hướng dẫn công tác phòng cháy chữa cháy

(GLO)- Chiều 21-3, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn về PCCC và CNCH, phòng-chống tội phạm cho 60 hộ dân là đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh và kết hợp nhà ở trên địa bàn xã Trà Đa.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Nhờ kiên trì tuyên truyền, vận động, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã từng bước tháo gỡ vấn đề tranh chấp đất sản xuất với người dân. Câu chuyện lực lượng mỏng (27 viên chức, trong đó chỉ với 13 cán bộ giữ rừng chuyên trách) nhưng gần 16.000 ha rừng ở đây luôn được bảo vệ an toàn, diện tích và độ che phủ rừng liên tục tăng… dần được hé mở.

Đại hội đại biểu Công đoàn Công ty Cao su Chư Sê

Đại hội đại biểu Công đoàn Công ty Cao su Chư Sê

(GLO)- Ngày 20 và 21-3, Công đoàn Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XI (nhiệm kỳ 2023-2028). Đây là đại hội được Công đoàn Cao su Việt Nam chỉ đạo đại hội điểm khu vực Tây Nguyên. Tham dự Đại hội có lãnh đạo Công đoàn Cao su Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh và 100 đại biểu đại diện cho 1.011 đoàn viên Công đoàn của 9 Công đoàn cơ sở thành viên trong toàn Công ty.

Hàng ngàn nông dân Đức Cơ thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi

Hàng ngàn nông dân Đức Cơ thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi

(GLO)- Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi giúp hàng ngàn hộ dân đầu tư sản xuất, kinh doanh, có thu nhập ổn định; qua đó, góp phần cùng địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Mẹ mù lòa, con nguy cơ thất học

Mẹ mù lòa, con nguy cơ thất học

(GLO)- Thương mẹ bị mù lòa, em Ksor Hương (lớp 12A1, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) tự dặn với lòng sẽ gác lại ước mơ bước vào giảng đường đại học, tham gia học nghề sửa xe máy để có tiền trang trải cuộc sống và chữa bệnh cho mẹ.

Phường Sông Bờ: Truyền thông góp phần giảm nghèo bền vững

Phường Sông Bờ: Truyền thông góp phần giảm nghèo bền vững

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, từ năm 2022 đến nay, phường Sông Bờ (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giúp người dân tiếp cận với các nguồn thông tin bổ ích để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Bình yên làng Pốt

Bình yên làng Pốt

(GLO)- Sau 4 năm triển khai mô hình “Buôn làng bình yên, gia đình hạnh phúc”, tình hình an ninh trật tự và ý thức chấp hành pháp luật của người dân làng Pốt (xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) chuyển biến rõ rệt, đời sống ngày càng ổn định.

Nữ công chức trải nghiệm với nghề viết chữ thuê

Nữ công chức trải nghiệm với nghề viết chữ thuê

(GLO)- Viết chữ thuê là nghề khá phổ biến ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, đây vẫn là dịch vụ còn mới mẻ tại Gia Lai. Với chị Đỗ Trần Thu Hằng (SN 1992, tổ 4, phường Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), nghề này không chỉ giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình mà còn nuôi dưỡng đam mê, giữ gìn nét chữ của dân tộc.