Giám sát nguồn vay vốn tín dụng ưu đãi tại huyện Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 7-6, đoàn giám sát do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Krông Pa về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách giai đoạn 2016-2022.

Quang cảnh buổi làm việc của đoàn giám sát với UBND huyện Krông Pa. Ảnh: Ngọc Sang

Quang cảnh buổi làm việc của đoàn giám sát với UBND huyện Krông Pa. Ảnh: Ngọc Sang

Giai đoạn 2016-2022, huyện Krông Pa quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách để ủy thác cho Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến thời điểm 31-12-2022, tổng nguồn vốn ngân sách huyện hơn 8,8 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách tỉnh gần 9,6 tỷ đồng. Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện thực hiện cho vay các chương trình gồm: hộ cận nghèo 264 triệu đồng với 6 hộ vay, hộ thoát nghèo 603 triệu đồng với 21 hộ, hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm hơn 8,1 tỷ đồng với 251 khách hàng. Việc tính lãi suất cho vay được áp dụng mức lãi suất với từng chương trình theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Số tiền lãi được sử dụng theo đúng quy định tại Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 6-9-2017 của UBND tỉnh.

Bên cạnh đó, tùy theo mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội cụ thể của từng xã, UBND huyện chỉ đạo Ban đại diện Ngân hàng CSXH huyện thực hiện giải ngân thông qua các chương trình tín dụng phù hợp như: cho vay hộ nghèo 2,68 tỷ đồng với 233 hộ vay, giải quyết việc làm 1,76 tỷ đồng với 64 hộ, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường gần 4,4 tỷ đồng với 351 hộ. Qua đó, nguồn vốn được hộ vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, giải quyết nhu cầu vay vốn cho 83 lượt hộ nghèo, giải quyết việc làm cho 48 lao động và hỗ trợ 303 hộ xây dựng công trình nước sạch, mang lại tín hiệu tích cực trong công tác giảm nghèo. Giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 34,1% xuống còn 15,53%. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng chính sách cũng đã góp phần vào chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay đã có 3 xã: Phú Cần, Uar, và Ia Mlah đạt chuẩn nông thôn mới.

Bà Đinh Thị Giang-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh, thành viên đoàn giám sát tham gia ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: Ngọc Sang

Bà Đinh Thị Giang-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh, thành viên đoàn giám sát tham gia ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: Ngọc Sang

Tại buổi giám sát, các đại biểu đã tham gia ý kiến về một số vấn đề như: Huyện Krông Pa cần làm rõ những bất cập ở cơ sở về những khó khăn, vướng mắc; thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; số liệu cần cụ thể từng chương trình của từng xã; nguồn ngân sách địa phương cần ưu tiên cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, bổ sung số hộ là người dân tộc thiểu số được tiếp cận nguồn vốn, giải pháp triển khai cho các đối tượng này như thế nào trong thời gian đến...

Làm việc với đoàn giám sát, UBND huyện Krông Pa đề xuất, kiến nghị: UBND tỉnh hàng năm quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho Ngân hàng CSXH để thực hiện cho vay chương trình hỗ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, giải quyết nhu cầu vay vốn tại các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới. Chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan tăng cường hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, giúp người dân phát triển sản xuất, tạo thu nhập ổn định.

Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ, Krông Pa có 3 xã thuộc khu vực I, ngoài ra các xã đạt chuẩn nông thôn mới các hộ không được tiếp cận nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn tại các xã này còn lớn, trong khi nguồn vốn vay giải quyết việc làm hạn chế.

Đoàn giám sát thực tế tại hộ gia đình ông Rơ Ô Trong (buôn Bluk, xã Phú Cần, huyện Krông Pa). Ảnh: Ngọc Sang

Đoàn giám sát thực tế tại hộ gia đình ông Rơ Ô Trong (buôn Bluk, xã Phú Cần, huyện Krông Pa). Ảnh: Ngọc Sang

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đánh giá cao huyện Krông Pa đã bám sát các quy định của cấp trên, đảm bảo việc ủy thác nguồn vốn qua Ngân hàng CSXH thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó, việc quản lý, giám sát, kiểm tra thông qua các tổ chức đoàn thể làm tương đối trách nhiệm. Nhiều hộ được vay vốn có ý thức trong phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Đồng thời, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị huyện Krông Pa cần tập trung nguồn vốn ủy thác quan tâm ưu tiên cho vay các chương trình giải quyết việc làm, nước sạch vệ sinh môi trường, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ vừa thoát nghèo, hộ gia đình chính sách, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở TP. Pleiku

Gia Lai: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở TP. Pleiku

(GLO)- Sáng 22-11, UBND TP. Pleiku long trọng tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1195/NQ-UBTVQH15 ngày 28-9-2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2025; ra mắt hệ thống chính trị xã Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Krông Pa

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Krông Pa

(GLO)- Sáng 21-11, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Krông Pa về kết quả thực hiện năm 2024, nhiệm vụ công tác thời gian tới; trọng tâm, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và công tác chuẩn bị tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.