Giá tiêu hôm nay 3/5, tin vui xuất khẩu, sản xuất hồ tiêu Việt Nam dự báo tiếp tục gặp bất lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 76.000 – 79.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay 3/5, tin vui xuất khẩu, sản xuất hồ tiêu Việt Nam dự báo tiếp tục gặp bất lợi. (Nguồn: herbsnspices.vn)
Giá tiêu hôm nay 3/5, tin vui xuất khẩu, sản xuất hồ tiêu Việt Nam dự báo tiếp tục gặp bất lợi. (Nguồn: herbsnspices.vn)


Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 76.000 – 79.000 đ/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 76.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (76.500 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (77.000 đ/kg); Bình Phước (78.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 79.000 đ/kg.

Theo Tổng cục Thống kê, ước tính xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 4 đạt 25.000 tấn, đưa xuất khẩu 4 tháng đầu năm lên tổng cộng 79.000 tấn, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 3/2022 đạt 23.727 tấn tiêu các loại, tăng 9.220 tấn, tức tăng 63,56% so với tháng trước nhưng lại giảm 7.686 tấn, tức giảm 24,47% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 4/2022 cũng là thời điểm vụ thu hoạch hồ tiêu năm nay tại Việt Nam cơ bản kết thúc. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, sản lượng năm nay khoảng 175.000 tấn, giảm khoảng 10% so với 190.000 tấn của năm ngoái.

Trong đó, sản lượng tại Đăk Nông tăng 10%, còn các tỉnh trồng tiêu trọng điểm còn lại như Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu sản lượng giảm bình quân 20% so với năm 2021.

Nguyên nhân chủ yếu là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều vườn tiêu già đã quá tuổi kinh doanh nên năng suất thấp và dịch bệnh trên cây tiêu vẫn chưa có thuốc đặc trị.

Theo đánh giá, sản xuất hồ tiêu Việt Nam dự kiến tiếp tục gặp bất lợi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng với các nguyên nhân khách quan như sốt giá đất, giá phân, giá thuốc và nhân công tăng.

Thông tin trên hatinhtv, cây hồ tiêu đang được nhiều hộ gia đình ở xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh ưa trồng vì phù hợp với trình độ canh tác của người dân, thích hợp với đất đai, khí hậu. Hiện cây hồ tiêu đang phát triển tốt ở vùng đất Kỳ Thượng, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Gần 10 năm về trước, gia đình ông Lê Minh Dũng là một trong những hộ dân đầu tiên đưa cây Hồ tiêu về trồng ở xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh. Ban đầu chỉ trồng khoảng 200 gốc, đến nay trong khu vườn của ông Dũng đã có tới 1.500 gốc. Qua một thời gian sản xuất cho thấy cây trồng này phù hợp với chất đất và khí hậu ở Kỳ Thượng.

Khi phá bỏ vườn tạp để đa dạng cây trồng, ông Lê Văn Mại, xã Kỳ Thượng cũng đã đưa vào trồng gần 300 gốc tiêu. Qua sản xuất ông thấy cây trồng này rất phù hợp với trình độ canh tác và điều kiện đất đai, khí hậu ở địa phương. Đặc biệt, năm nay giá hồ tiêu tăng nên ông rất phấn khởi.

Từ năm 2014, hồ tiêu bắt đầu được đưa vào trồng ở xã Kỳ Thượng. Đến nay, toàn xã có hơn 12 ha. Người dân chủ yếu sử dụng giống tiêu Vĩnh Linh, tiêu Cùa Cam Lộ. Sản phẩm hồ tiêu ở Kỳ Thượng có mùi vị đặc trưng riêng, được thị trường ưa chuộng, đầu ra khá ổn định.

Qua một thời gian sản xuất cho thấy cây Hồ tiêu đang phát triển tốt ở vùng đất Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thể hiện hướng đi đúng đắn trong việc tăng cường đa dạng hóa cây trồng của địa phương.


https://baoquocte.vn/gia-tieu-hom-nay-35-tin-vui-xuat-khau-san-xuat-ho-tieu-viet-nam-du-bao-tiep-tuc-gap-bat-loi-182215.html
 

Theo Hải An (Baoquocte.vn)

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null