Gia Lai:Ban hành Quy định về thành lập Văn phòng Công chứng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ban hành Quy định về tiêu chí và cách thức xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh.
 

Khách hàng giao dịch tại Văn phòng công chứng Pleiku. Ảnh: T.N
Khách hàng giao dịch tại Văn phòng công chứng Pleiku. Ảnh: T.N

Theo đó, Quy định này áp dụng đối với công chứng viên thành lập văn phòng công chứng và các cá nhân, tổ chức liên quan. Các công chứng viên đề nghị thành lập văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập gửi UBND tỉnh, đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng. Hồ sơ đề nghị này sẽ được nộp tại Sở Tư pháp. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đầy đủ tính pháp lý theo đúng quy định, cũng như tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo trong quy trình. Nguyên tắc việc xét duyệt hồ sơ thành lập văn phòng công chứng phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Một số điều kiện và tiêu chí liên quan trong việc thành lập văn phòng công chứng là vị trí dự kiến đặt trụ sở của văn phòng công chứng phải đúng vị trí cho phép đặt trụ sở và phù hợp với danh mục Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nhân sự chuyên môn hành nghề tại văn phòng công chứng tối thiểu là 2 công chứng viên trở lên. Trụ sở tổ chức hành nghề công chứng phải đảm bảo quy định về diện tích tối thiểu nơi làm việc cho công chứng viên và người lao động, diện tích dành cho giữ xe, diện tích dành cho kho lưu trữ, có phương án phòng cháy chữa cháy theo quy định, có cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết đảm bảo phục vụ cho hoạt động của văn phòng công chứng...

Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.