Gia Lai: Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là nội dung Kế hoạch số 574/KH-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai về triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người khuyết tật khó khăn về tài chính năm 2018, theo quy định của Luật TGPL năm 2017.
 

Tiếp nhận nhu cầu trợ giúp pháp lý tại vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: T.N
Tiếp nhận nhu cầu trợ giúp pháp lý tại vùng dân tộc thiểu số. Ảnh: T.N

Theo đó, Kế hoạch đã nhấn mạnh các nhiệm vụ và hoạt động trọng tâm gồm  tiếp tục thực hiện TGPL với hình thức phù hợp tại nơi cư trú, sinh sống, làm việc của người khuyết tật khó khăn về tài chính, đặc biệt thực hiện TGPL trong các vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp, điển hình. Tăng cường phối hợp với UBND cấp xã nơi có người khuyết tật, các hội người khuyết tật, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để phát hiện nhu cầu TGPL của người khuyết tật khó khăn về tài chính và giới thiệu họ đến Trung tâm TGPL Nhà nước khi có nhu cầu TGPL.

Đồng thời đẩy mạnh các hình thức truyền thông phù hợp cho người khuyết tật khó khăn về tài chính theo quy định của Luật TGPL và các văn bản liên quan, thực hiện lồng ghép việc truyền thông cho người khuyết tật khó khăn về tài chính trong các chương trình đề án về người khuyết tật ở địa phương và trong dịp kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt Nam (18-4) và ngày Người khuyết tật thế giới (3-12).

Bên cạnh đó, xây dựng và lắp đặt bản thông tin, tờ thông tin về TGPL, hộp tin TGPL trong đó có nội dung về quyền được TGPL của người khuyết  tật khó khăn về tài chính tại trụ sở hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội. Tổ chức tập huấn cho người thực hiện TGPL về các kỹ năng TGPL cho người khuyết tật khó khăn về tài chính, nhất là kỹ năng tham gia tố tụng. Theo dõi, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chính sách TGPL. Nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm các nước về TGPL cho người khuyết tật khó khăn về tài chính.

UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Tư pháp tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch này, cũng như theo dõi, kiểm tra việc thực hiện. Bên cạnh đó, Trung tâm TGPL có trách nhiệm giúp Sở Tư pháp trong việc thực hiện. Đồng thời, các sở, ban ngành theo chức năng nhiệm vụ được phân công, cùng các tổ chức của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp để thực hiện...

Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(GLO)- Ngày 11-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có Công văn số 1269/STC-QLNS về việc đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.