Gia Lai triển khai kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 12-5, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 trên địa bàn tỉnh.

Đối tượng lấy ý kiến là các tầng lớp Nhân dân; các cơ quan, tổ chức ở địa phương; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên; các chuyên gia, nhà khoa học. Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, bao gồm bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày.

z6593794493899-7fc12d9195f0660e66c5e6755091fdb4.jpg
Người dân có thể tham gia góp ý trên ứng dụng VNeID. Ảnh: P.V

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu tổ chức lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 phải dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng tiến độ, gắn với trách nhiệm người đứng đầu và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức. Việc lấy ý kiến cần huy động trí tuệ, phát huy quyền làm chủ, phản ánh ý chí, nguyện vọng của Nhân dân; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; áp dụng linh hoạt các hình thức phù hợp với thực tiễn cơ sở, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Ý kiến đóng góp phải được tổng hợp, nghiên cứu nghiêm túc, làm cơ sở hoàn thiện dự thảo trình Quốc hội. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng dư luận, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, chống phá.

Theo đó, các cá nhân có thể góp ý kiến trực tiếp trên ứng dụng VNeID, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc gửi ý kiến bằng văn bản gửi đến UBND tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

Các cơ quan, tổ chức, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu tiến độ, tình hình thực tế, chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến đối tượng thuộc phạm vi quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học.

Chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã tổ chức lấy ý kiến Nhân dân bằng các hình thức phù hợp với điều kiện thực tiễn theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Thời gian lấy ý kiến hoàn thành vào ngày 25-5.

z6593949550109-e2e58df56ebeed9516d0a5eb112b9d80.jpg
Các cá nhân có thể gửi ý kiến bằng văn bản gửi đến Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh. Ảnh: P.V

Tại Kế hoạch, UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương trong triển khai việc lấy ý kiến Nhân dân; các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, đưa tin trong quá trình lấy ý kiến của Nhân dân.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tư pháp tổng hợp, tham mưu, xây dựng dự thảo Báo cáo của UBND tỉnh tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, hoàn thành chậm nhất là ngày 30-5.

Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với xã Ayun. Ảnh: Hà Duy

Xã Ayun cần tiếp tục rà soát nguồn lực để tạo sinh kế cho người dân

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, đã đến thăm, kiểm tra hoạt động và công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tại xã Ayun. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

Đoàn thiện nguyện Thiện Chí (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Quang Trung tặng quà cho các em học sinh. Ảnh: Vũ Chi

"Trao gửi yêu thương" đến học sinh xã Ia Tul

(GLO)- Ngày 12-7, đoàn thiện nguyện Thiện Chí (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Quang Trung (buôn Jứ, xã Ia Tul, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Trao gửi yêu thương”, tặng quà cho học sinh của trường.

Nhà trọ “cháy” phòng, hàng quán tăng khách sau sáp nhập

Nhà trọ “cháy” phòng, hàng quán tăng khách sau sáp nhập

(GLO) - Chỉ hơn một tuần sau khi tỉnh Gia Lai và Bình Định sáp nhập thành tỉnh Gia Lai mới, nhiều khu vực trung tâm phường Quy Nhơn đã ghi nhận sự gia tăng rõ rệt về mật độ dân cư. Các dịch vụ như nhà trọ, ăn uống, vận chuyển... cũng trở nên sôi động hơn, tạo nên bức tranh nhộn nhịp chưa từng thấy.

null