Gia Lai: Tọa đàm kỷ niệm Ngày Dân số thế giới 11-7

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 8-7, Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai tổ chức tọa đàm kỷ niệm 35 năm Ngày Dân số Thế giới (11/7/1987-11/7/2022) và sơ kết thực hiện nhiệm vụ dân số-kế hoạch hóa gia đình 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.

Tham dự tọa đàm có đại diện lãnh đạo một số bệnh viện, cán bộ phụ trách công tác dân số của các Trung tâm Y tế 17 huyện, thị xã, thành phố.

 Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Đinh Yến
Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Đinh Yến


Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã được nghe diễn văn hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11-7; tham luận về thực trạng, khó khăn thách thức công tác dân số trong tình hình mới.

Thời gian qua, công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. 6 tháng đầu năm, các hoạt động truyền thông dân số phát triển được Chi cục Dân số-kế hoạch hóa gia đình triển khai thường xuyên; thực hiện hiệu quả chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Tổng số người áp dụng biện pháp tránh thai là 90.796 người; tổng số trẻ sinh ra là 9.315 trẻ.

Đồng thời, cán bộ dân số thường xuyên tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đến vùng có mức sinh cao, khó khăn; duy trì các câu lạc bộ về tư vấn, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân…

Các đại biểu đã tích cực thảo luận, kiến nghị những giải pháp nâng cao chất lượng dân số và các phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm như: Tiếp tục thực hiện mục tiêu chuyển trọng tâm chính sách dân số-kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; thực hiện kế hoạch điều chỉnh mức sinh; mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; hình thành kiến thức, kỹ năng truyền thông về dân số, sức khỏe sinh sản. Từ đó, nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần đáp ứng nguồn nhân lực của tỉnh.

 

ĐINH YẾN

 

Có thể bạn quan tâm

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Áp lực nghề điều dưỡng

Áp lực nghề điều dưỡng

(GLO)- Với tinh thần tận tụy, đội ngũ điều dưỡng viên đã góp phần giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe. Thế nhưng, trước áp lực công việc và vấn nạn bạo hành y-bác sĩ, họ không khỏi lo lắng, tâm tư với nghề mình đã chọn.

Mặt trận các cấp phát huy vai trò giám sát chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mặt trận các cấp phát huy vai trò giám sát chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Để chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai triển khai đúng tiến độ, đúng đối tượng và mang lại hiệu quả thiết thực, MTTQ Việt Nam các cấp đã phát huy vai trò giám sát, kịp thời phát hiện, kiến nghị tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện.