Gia Lai: Thống nhất phương án vay lại để đầu tư dự án hiện đại hóa thủy lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hội đồng nhân dân tỉnh vừa ban hành Nghị quyết số 424/NQ-HĐND thống nhất phương án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và nguồn trả nợ để đầu tư dự án hiện đại hóa thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai.

Dự án Hiện đại hóa thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai được triển khai tại huyện Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa và thị xã Ayun Pa do Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư. Mục tiêu cụ thể của dự án là xây dựng cơ sở hạ tầng tưới tiêu hiện đại thích ứng biến đổi khí hậu, áp dụng các biện pháp quản lý nước hiệu quả ở nội đồng.

cong-trinh-thuy-loi-ia-mlah-huyen-krong-pa-anh-ha-duy-8112-4166.jpg
Công trình thủy lợi Ia Mláh, huyện Krông Pa. Ảnh: Hà Duy

Theo nghị quyết, dự án có tổng mức đầu tư 440,036 tỷ đồng, tương đương 18,999 triệu USD. Trong đó, vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là 318,031 tỷ đồng, tương đương 13,731 triệu USD (Trung ương cấp phát 70% là 222,62 tỷ đồng, tương đương 9,612 triệu USD; UBND tỉnh Gia Lai vay lại 30% là 95,409 tỷ đồng, tương đương 4,119 triệu USD); vốn viện trợ không hoàn lại là 6,941 tỷ đồng, tương đương 0,3 triệu USD; vốn đối ứng Ngân sách tỉnh là 115,064 tỷ đồng, tương đương 4,968 triệu USD.

Khoản vay của dự án được áp dụng theo lãi suất SOFR (lãi suất vay SOFR kỳ hạn 6 tháng (biến động thị trường + chênh lệch 0,5% + phí niên hạn 0,1% + phí cam kết 0,15% + phí quản lý cho vay lại 0,25%). Đối với khoản nợ gốc (95,409 tỷ đồng, tương đương 4,119 triệu USD), tỉnh trả nộp trong vòng 20 năm, bình quân 205.969 USD/năm, tương đương 4,77 tỷ đồng/năm. Đối với phần lãi và phí (3.776.037 USD, tương đương 87,45 tỷ đồng), tỉnh trả trong vòng 25 năm.

Hàng năm, tỉnh sẽ cân đối bố trí nguồn trả nợ gốc vay, lãi, phí và các chi phí liên quan theo quy định (đối với nợ gốc được bố trí từ nguồn vốn chi đầu tư phát triển trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 và các giai đoạn tiếp theo; đối với lãi, phí và các chi phí liên quan sẽ được bố trí trong dự toán đầu năm của ngân sách địa phương).

Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm trong việc rà soát mức dư nợ vay của ngân sách địa phương tại thời điểm đề nghị vay lại, không vượt quá hạn mức dư nợ của ngân sách địa phương, theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; đảm bảo chính xác về số liệu trong phương án sử dụng vốn vay, phương án vay lại và trả nợ vay khi đàm phán hiệp định.

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Ảnh: V.T

Đặc sản Gia Lai hút khách dịp Tết

(GLO)- Thị trường đang rất sôi động khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025. Năm nay, thị trường ghi nhận sự dịch chuyển rõ nét từ tiêu dùng bánh kẹo nhập khẩu sang dùng hàng sản xuất trong nước. Đặc biệt, đặc sản Gia Lai chiếm ưu thế trong thiết kế các giỏ quà tặng.