An Khê rà soát sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi trước mùa mưa bão

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trên cơ sở kiểm tra, rà soát, thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) chủ động xây dựng phương án sửa chữa, gia cố các công trình thủy lợi để bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão.
Nhiều công trình bàu, đập, hồ chứa nước trên địa bàn thị xã An Khê được gia cố, nâng cấp để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Ảnh: A.P

Nhiều công trình bàu, đập, hồ chứa nước trên địa bàn thị xã An Khê được gia cố, nâng cấp để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Ảnh: A.P

Trên địa bàn thị xã An Khê có 175 hồ, bàu, đập; 43,6 km kênh mương cấp nước tưới. Cùng với chức năng cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, hệ thống bàu, đập, hồ chứa còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, thoát lũ, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, cân bằng môi trường sinh thái. Nhằm bảo đảm an toàn cho các công trình trong mùa mưa bão, từ năm 2023 đến nay, tỉnh hỗ trợ 20 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp hồ Hòn Cỏ (xã Song An) và đập Bàu Dồn (xã Thành An).

Bên cạnh đó, thị xã đã đầu tư hơn 4,8 tỷ đồng để tu sửa, bảo dưỡng, gia cố công trình bàu Quỳnh (phường An Phước), bàu Cây Da, bàu Hộ (xã Xuân An), hồ Bàu Lớn Sình và hồ Bàu Làng (xã Cửu An).

Bà Phan Thị Mỹ Tho-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn An Điền Bắc (xã Cửu An) cho biết: Hồ Bàu Làng cung cấp nước tưới cho 12 ha lúa 2 vụ và một số diện tích hoa màu. Năm 2019, sau khi phát hiện phần thân bờ hồ đã xuống cấp, thị xã đã cho đắp đất gia cố.

Đến năm 2023, UBND thị xã phê duyệt Dự án cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi hồ Bàu Làng với các hạng mục: đắp nâng cao bờ hồ, xây dựng tràn xả lũ, nối cống lấy nước phía thượng lưu, nạo vét, mở rộng lòng hồ để tăng lượng nước tích trữ phục vụ sản xuất, đồng thời điều tiết nước trong mùa mưa lũ.

Còn bà Nguyễn Thị Phúc-Chủ tịch UBND xã Cửu An thì cho hay: Thực hiện chỉ đạo của UBND thị xã về công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trước mùa mưa bão, xã thường xuyên kiểm tra, theo dõi chặt chẽ và triển khai thực hiện các phương án bảo đảm an toàn hồ, bàu, đập trên địa bàn, nhất là các công trình xung yếu hoặc công trình xuống cấp.

“Năm 2023, địa phương được thị xã đầu tư 3,5 tỷ đồng nâng cấp công trình hồ Bàu Lớn Sình và hồ Bàu Làng. Đây là 2 hồ có dung tích nước lớn của xã. Sau khi nâng cấp, các công trình đã đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng lực phòng-chống thiên tai của địa phương”-bà Phúc nói.

Hồ Bàu Làng (thôn An Điền Bắc, xã Cửu An) đã được thị xã An Khê sửa chữa, nâng cấp, mở rộng mở rộng tăng lượng nước tích trữ phục vụ sản xuất, điều tiết lũ. Ảnh: An Phát

Hồ Bàu Làng (thôn An Điền Bắc, xã Cửu An) đã được thị xã An Khê sửa chữa, nâng cấp, mở rộng mở rộng tăng lượng nước tích trữ phục vụ sản xuất, điều tiết lũ. Ảnh: An Phát

Đầu năm 2023, UBND phường An Phước đề xuất thị xã đầu tư 500 triệu đồng để nạo vét, gia cố bờ đập, xây dựng cống lấy nước, tràn xả lũ tại bàu Quỳnh. Ông Lương Trung Dũng-Chủ tịch UBND phường-thông tin: Bàu Quỳnh có tổng diện tích mặt nước gần 8.000 m2 xây dựng đã lâu. Bờ bàu dài 184 m, sau khi gia cố, bờ bàu nâng cấp mở rộng thành 5 m, rộng hơn bờ cũ 2 m, đảm bảo chắc chắn cho công trình và tạo điều kiện cho người dân đi lại, vận chuyển nông sản thuận lợi.

“Từ nay tới cuối năm, phường tiếp tục kiểm tra, rà soát tất cả 34 công trình ao, hồ, bàu, đập trên địa bàn; chủ động chuẩn bị phương án, vật tư liên quan sẵn sàng ứng phó khi mưa bão xảy ra. Đối với các hộ dân có ao nuôi cá, phường thường xuyên tuyên truyền, vận động kiểm tra các bờ ao, bờ cống, tu bổ bảo đảm tài sản, công trình trong mùa mưa bão”-ông Dũng nêu giải pháp.

Ông Đặng Quốc Hoài Huy-Phó Chủ tịch UBND thị xã An Khê-thông tin: Các ao, bàu, đập, hồ chứa nước trên địa bàn thị xã có quy mô nhỏ, phần lớn kết cấu bằng đất và được xây dựng từ thập niên 70, 80 của thế kỷ trước. Để đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi trước mùa mưa bão, ngay từ đầu năm, UBND thị xã đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với UBND các xã, phường kiểm tra, rà soát và đôn đốc thi công sửa chữa nhằm đảm bảo an toàn cho công trình.

Có thể bạn quan tâm

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh tuyệt đối không sử dụng các hoá chất cấm, hoá chất độc hại trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến nông, lâm, thủy sản. Ảnh: Hồng Thương

Gia Lai cảnh báo vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có Công văn số 391/SNNPTNT-QLCLNLSTS gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông-lâm-thủy sản trên địa bàn tỉnh về việc cảnh báo vi phạm quy định về an toàn thực phẩm các nước nhập khẩu.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

(GLO)- Năm nay, nhiều nông dân ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai chịu thiệt hại kép khi dưa hấu vừa mất mùa, vừa rớt giá. Nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay, thậm chí phải gánh thêm khoản nợ lớn sau nhiều tháng dãi nắng dầm mưa.

Người dân tự nguyện giao nộp cá thể tê tê quý hiếm

Người dân tự nguyện giao nộp cá thể tê tê quý hiếm

(GLO)- Chiều 4-2, tại hẻm 502 đường Nguyễn Viết Xuân (TP. Pleiku) Công an phường Hội Phú phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai tổ chức bàn giao một cá thể tê tê thuộc loài nguy cấp, quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp cho cơ quan chuyên môn chăm sóc để thả về tự nhiên.

Đổi đời nhờ cây ăn quả

Đổi đời nhờ cây ăn quả

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Gia Lai đã đầu tư trồng cây ăn quả với khát vọng vươn lên làm giàu. Và, nhiều người trong số họ đã thực sự đổi đời với thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

(GLO)- Lúa Krol, lúa Đá là những giống lúa rẫy truyền đời của người Bahnar, Jrai. Trải qua bao biến thiên thăng trầm, tưởng rằng những “hạt ngọc của trời” này đã biến mất. Vậy nhưng, với sự nỗ lực bảo tồn của người dân và chính quyền địa phương, 2 giống lúa cổ từng bước được “hồi sinh”.

Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh) tuần tra kiểm soát rừng. Ảnh: Lê Nam

Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng dịp Tết

(GLO)- Tết đến xuân về là dịp để mọi người người sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình. Song, với những người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thì ngày Tết họ lại càng phải tăng cường hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).