(GLO)- Thực hiện Nghị định số 159/2024/NĐ-CP ngày 18-12-2024 của Chính phủ, tỉnh Gia Lai đang từng bước kiện toàn lực lượng kiểm lâm và chuyên trách bảo vệ rừng theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phù hợp thực tiễn.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hoan-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường.
*Thưa ông, việc triển khai thực hiện theo Nghị định số 159 có tác động như thế nào đối với các lực lượng bảo vệ rừng tại tỉnh Gia Lai?
Ông Nguyễn Văn Hoan-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường. Ảnh: NVCC
- Nghị định số 159 đã làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm lâm địa phương; đồng thời thiết lập mối quan hệ phối hợp rõ ràng giữa kiểm lâm với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng.
Bên cạnh đó, Nghị định còn bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc liên quan đến tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách cho lực lượng này. Nhờ vậy, các lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có thể hoạt động hiệu quả hơn, khẳng định được vai trò và vị thế quan trọng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Ngoài ra, Nghị định cũng trao quyền phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Điều này tạo điều kiện để các địa phương chủ động rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy, ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực đội ngũ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Với diện tích rừng tự nhiên lớn, đa dạng sinh học phong phú, tỉnh Gia Lai sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để kiện toàn cơ cấu tổ chức lực lượng kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo hướng tinh gọn, hiệu quả và phù hợp thực tiễn. Các địa phương cũng sẽ chủ động hơn trong tổ chức lực lượng, sử dụng ngân sách, đầu tư công nghệ và xây dựng cơ chế phối hợp sát với thực tế. Với địa hình rộng, nhiều vùng giáp ranh và đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống phụ thuộc vào rừng, việc triển khai Nghị định kịp thời và hiệu quả là rất cần thiết để đảm bảo ổn định và phát triển bền vững tài nguyên rừng.
*Sở đã và đang triển khai những giải pháp gì để kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, nhất là khi yêu cầu chuyên môn ngày càng cao và khối lượng công việc ngày càng lớn, thưa ông?
- Chúng tôi xác định con người là yếu tố trung tâm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Do đó, việc nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng luôn là ưu tiên hàng đầu.
Để công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được hiệu quả hơn, Sở đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và chuyên sâu về pháp luật lâm nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ thuật sử dụng công nghệ giám sát rừng hiện đại như viễn thám, UAV, hệ thống GPS cho đội ngũ kiểm lâm và lực lượng chuyên trách.
Đồng thời, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phân công rõ trách nhiệm, đồng thời nâng cao trách nhiệm cá nhân. Việc đánh giá công chức, viên chức gắn chặt với kết quả thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt ở các địa bàn trọng điểm.
Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong báo cáo và giám sát rừng, từ đó giảm tải công việc hành chính để cán bộ kiểm lâm tập trung nhiều hơn vào nhiệm vụ chuyên môn.
Bên cạnh đó, Sở đang tích cực đề xuất cải thiện chính sách, phụ cấp, trang bị bảo hộ và phương tiện làm việc cho lực lượng kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, nhằm đảm bảo điều kiện công tác và giữ chân lực lượng gắn bó lâu dài với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Lực lượng kiểm lâm tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Ngọc Tú
*Thưa ông, thời gian tới, Sở sẽ có những kiến nghị gì để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về lâm nghiệp, đặc biệt tại cơ sở?
- Chúng tôi sẽ kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 159/2024/NĐ-CP, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với đặc điểm vùng miền, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới như Gia Lai.
Đồng thời, cần có cơ chế đặc thù đối với các địa phương có rừng tự nhiên lớn, bao gồm: Cơ chế linh hoạt về biên chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đầu tư cơ sở vật chất cho lực lượng kiểm lâm làm việc tại cơ sở và hỗ trợ chi phí hoạt động cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, sẽ kiến nghị tăng cường đầu tư chuyển đổi số trong lĩnh vực lâm nghiệp, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ từ tỉnh đến xã, kết nối với dữ liệu đất đai và tài nguyên thiên nhiên để phục vụ quản lý rừng hiệu quả theo không gian số. Ngoài ra, cần tiếp tục phát triển cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng và cơ chế hợp tác công - tư để huy động nguồn lực xã hội, tăng cường vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Chúng tôi tin rằng, với sự quan tâm của Chính phủ, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và sự nỗ lực của lực lượng kiểm lâm cũng như lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Gia Lai sẽ ngày càng hiệu quả và bền vững.
(GLO)- Trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe từ các thị trường xuất khẩu, ngành sầu riêng Gia Lai đang chuyển mình bằng cách tổ chức lại chuỗi giá trị sản xuất từ nông dân, hợp tác xã (HTX) đến doanh nghiệp thông qua mô hình “hành động tập thể”.
(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.
(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.
(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.
(GLO)- Theo Chi cục Thống kê tỉnh Gia Lai, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2025 là 1,686 tỷ USD, đạt 65,84% kế hoạch năm và tăng 21,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.
(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt kim ngạch 5,45 tỷ USD, tăng 67,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái và đến ngày 3-7 đã vượt con số kỷ lục của cả năm 2024.
(GLO)- Gia Lai đang bước vào vụ thu hoạch sầu riêng, nhưng thị trường xuất khẩu khá trầm lắng, giá bán thấp hơn kỳ vọng. Nhiều nhà vườn, hợp tác xã (HTX) đang đối mặt với khó khăn, thách thức.
(GLO)- Trong những năm qua, Câu lạc bộ Doanh nhân Cựu chiến binh (CLB DNCCB) xã Ia Bă (huyện Ia Grai) đã trở thành điểm tựa vững chắc, là nơi tập hợp những hội viên tâm huyết, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
(GLO)- 6 thủ tục hành chính (TTHC) nội bộ mới thuộc lĩnh vực thú y trong hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai vừa được công bố tại Quyết định số 692/QĐ-UBND ngày 28-6-2025 của Chủ tịch UBND tỉnh.
(GLO)- Giữa bối cảnh ngành nông nghiệp liên tục đối mặt với bài toán “được mùa-mất giá”, nhiều doanh nghiệp tại Gia Lai đang tìm lối đi mới bằng cách ứng dụng công nghệ vào chế biến sâu nông sản. Nổi bật trong số đó là sản phẩm sầu riêng sấy thăng hoa.
(GLO)- Được sản xuất theo hướng hữu cơ và đạt chuẩn OCOP 3 sao, chanh dây vàng hương mật ong trồng dưới chân núi Chư Nâm (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã chinh phục được thị trường.
(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 684/QĐ-UBND về việc công bố 2 thủ tục hành chính nội bộ thuộc lĩnh vực thủy sản trong hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã dành nhiều nguồn lực để phát triển các hợp tác xã (HTX) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.
(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.
(GLO)- Thời gian qua, huyện Chư Păh đã triển khai nhiều dự án khuyến nông nhằm giúp hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn hình thành thói quen thâm canh giống lúa mới chất lượng để đạt hiệu quả cao.
(GLO)- Từ ngày 19 đến 23-6, phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Pleiku đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn triển khai hỗ trợ 60.210 cây giống cà phê cho nông dân tại các xã: Chư Á, An Phú, Trà Đa, Ia Kênh, Gào và các phường Yên Thế, Biển Hồ, Đống Đa, Chi Lăng, Diên Phú và Thống Nhất.
(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ thuộc lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật trong hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Bình Thuận là một trong 3 ngư trường lớn nhất cả nước, với hơn 14.000 km² vùng biển, 7.800 tàu cá và hàng chục nghìn người sống nhờ biển. Tỉnh này từng là vùng trù phú về hải sản.
(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.
(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.
(GLO)- Ngày 18-6, sản phẩm Sầu riêng sấy thăng hoa Tropi Durian của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Green Tropical (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã được giới thiệu đến đông đảo đối tác quốc tế tại Hội nghị giao thương Trái cây ASEAN tại Quảng Tây 2025.