Kông Chro gắn trách nhiệm cộng đồng trong bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã triển khai hiệu quả việc giao khoán, gắn trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ rừng, góp phần thực hiện tốt công tác phòng-chống cháy rừng và quản lý, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên.

1a.jpg
Các thành viên Tổ bảo vệ rừng làng Vơn (xã Yang Nam) tuần tra bảo vệ diện tích rừng được giao. Ảnh: N.M

Huyện Kông Chro có 57.590 ha rừng tự nhiên và 6.651 ha rừng trồng. Thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, từ năm 2021 đến nay, UBND huyện đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện việc giao cho 12 nhóm cộng đồng và 1 hộ dân bảo vệ 9.586,26 ha rừng tự nhiên.

Từ năm 2022 đến nay, xã Yang Nam giao cho 4 nhóm cộng đồng thuộc các làng: Glung, Rơng Tnia, Vơn, Ya Ma-Hòa Bình quản lý, bảo vệ 1.637,18 ha rừng tự nhiên. Bên cạnh tổ liên ngành quản lý, bảo vệ rừng, mỗi làng thành lập tổ bảo vệ rừng.

Ông Đinh Văn Ăng Lêi-Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng làng Vơn-cho biết: Nhóm cộng đồng làng có 11 hộ nhận khoán bảo vệ 173,63 ha rừng tự nhiên. Ngay khi nhận bàn giao diện tích rừng, tổ chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 3-4 người thực hiện tuần tra trên diện tích rừng bảo vệ theo kế hoạch phân công.

Bình thường, các nhóm tuần tra 4 lần/tháng. Tuy nhiên, những tháng mùa khô có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao hoặc tình hình xâm hại rừng phức tạp, mật độ tuần tra sẽ tăng lên. Khi đi tuần tra, nếu phát hiện rừng bị chặt phá, lấn chiếm, tổ báo cáo ngay cho UBND xã, tổ liên ngành và kiểm lâm địa bàn giải quyết, xử lý.

Làng Blà (xã Đak Song) có 106 hộ. Nhận nhiệm vụ bảo vệ rừng, làng thành lập Tổ bảo vệ rừng với 88 hộ, trừ các hộ già yếu, phụ nữ đơn thân. Theo quy định của Nhà nước, mức giao khoán kinh phí là 400 ngàn đồng/ha/năm. Với diện tích rừng nhóm cộng đồng làng Blà đang nhận bảo vệ là 411,89 ha, mỗi hộ nhận về gần 1 triệu đồng/năm. Trong quá trình tuần tra, các thành viên có thể khai thác lá cọ, nấm, mật ong, thảo dược, măng… bán để tăng thu nhập.

Ông Đinh Lích-Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng làng Blà-chia sẻ: “Bà con dân làng xem rừng là nguồn sống quan trọng nên khi thành lập tổ bảo vệ rừng, hầu hết hộ dân hưởng ứng tham gia. Nhờ sự chung sức của cộng đồng dân làng, chính quyền địa phương, lực lượng Kiểm lâm địa bàn bảo vệ nghiêm ngặt mà cánh rừng do nhóm cộng đồng bảo vệ sinh trưởng, phát triển tốt, diện tích rừng tự nhiên được giữ vững, nhiều cây gỗ quý được bảo vệ, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học”.

Ông Trần Khương Vũ-Chủ tịch UBND xã Đak Song-thông tin: “Kết quả bảo vệ rừng của các nhóm cộng đồng thuộc các làng được giao khá tốt. Hiện trạng cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt, diện tích rừng được đảm bảo, không bị lấn chiếm. Các vị trí đóng mốc bảng giao rừng giữa các cộng đồng được bảo vệ tốt. Năm 2025, xã giao thêm cho các nhóm cộng đồng, hộ gia đình bảo vệ 89,72 ha rừng tự nhiên, nâng tổng số diện tích rừng tự nhiên do nhóm cộng đồng bảo vệ là hơn 2.752 ha”.

2nm.jpg
Tổ liên ngành bảo vệ rừng xã Đăk Sông (huyện Kông Chro) tổ chức tuần tra rừng trên địa bàn. Ảnh: Ngọc Minh

Nói về lợi ích của nhóm cộng đồng, hộ gia đình nhận bảo vệ rừng trên địa bàn, ông Trương Văn Sơn-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện-cho hay: Nhóm cộng đồng, hộ gia đình nhận bảo vệ rừng được hỗ trợ tiền bảo vệ rừng từ Quỹ “Dịch vụ môi trường rừng”, tiền bảo vệ rừng từ chương trình Tiểu dự án 1, Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và hưởng lợi từ nguồn lâm sản phụ dưới tán rừng.

“Khi cộng đồng dân cư có ý thức, xem trọng việc bảo vệ rừng thì công tác quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện tốt hơn, tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm dần theo từng năm. Cụ thể: Năm 2021, toàn huyện xảy ra 56 vụ; năm 2022 xảy ra 37 vụ; năm 2023 xảy ra 19 vụ và năm 2024 xảy ra 16 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp”-ông Sơn thống kê.

Trao đổi với P.V, ông Huỳnh Ngọc Ẩn-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Từ khi huyện triển khai việc giao quản lý, bảo vệ rừng, các cộng đồng dân cư và hộ gia đình đã phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị ở cơ sở, của người dân.

Diện tích rừng của huyện lớn, trong khi lực lượng quản lý, bảo vệ rừng mỏng nên việc giao cho cộng đồng, hộ gia đình chung tay bảo vệ rừng là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn, đồng thời gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.