Phù Cát khoán và thành lập tổ bảo vệ, PCCC rừng: Đạt hiệu quả cao, hạn chế vi phạm Luật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong bối cảnh lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách còn mỏng, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Cát đã tổ chức khoán cho các hộ dân và thành lập những tổ bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn các hồ thủy lợi và rừng trồng phi lao ven biển trên địa bàn huyện. Thời gian qua, các tổ đã góp phần đáng kể trong việc hạn chế cháy rừng, vi phạm Luật Lâm nghiệp.

Một trong những điển hình là Tổ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) đầu nguồn hồ Chánh Hùng (thôn Chánh Hùng, xã Cát Thành). Tổ có 16 thành viên, do ông Trương Công Định (SN 1964) làm tổ trưởng. Cùng với ông, Tổ có 5 thành viên thâm niên khác với gần 20 năm tham gia khoán bảo vệ rừng. Tổ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, truy quét, bảo vệ rừng và PCCCR thuộc khu vực hồ Chánh Hùng với diện tích hơn 496 ha.

Tổ hoạt động gắn bó, linh hoạt và phản ứng kịp thời với các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là trong mùa khô hanh cao điểm cháy rừng. Nhờ kinh nghiệm lâu năm, sự tận tâm và kiểm soát chặt chẽ, gần 20 năm qua khu vực rừng của Tổ không xảy ra vụ cháy rừng nào.

Ông Định và chị Châu bàn kế hoạch tổ chức các đợt tuần tra tiếp tục vào cuối tháng 5 này. Ảnh: N.N

Ông Định và chị Châu bàn kế hoạch tổ chức các đợt tuần tra tiếp tục vào cuối tháng 5 này. Ảnh: N.N

Ông Định cho biết, Tổ có sự tiếp nối thế hệ giữa 6 thành viên kỳ cựu, nhiều kinh nghiệm và 10 thành viên trẻ, khỏe, đầy nhiệt huyết, trong đó có cháu trai của ông Định và 1 thành viên nữ là chị Trần Thị Phúc Châu (SN 1996), cán bộ UBND xã Cát Thành, xin tự nguyện gia nhập vì đam mê. “Từ đầu năm đến nay, Tổ đã đi tuần tra 4 đợt, thời gian tới sẽ còn đi nhiều hơn nữa”, ông Định cho hay.

Ở các xã ven biển, Tổ bảo vệ rừng phi lao ven biển ở thôn Tân Thắng (xã Cát Hải), do ông Nguyễn Thanh Tùng (SN 1983) làm tổ trưởng, đang phụ trách việc bảo vệ 79,36 ha rừng phi lao ven biển. Ông Tùng cho biết, dù tổ chỉ có 2 thành viên nhưng nhà đều gần biển, ý thức cao việc bảo vệ rừng phi lao cũng đồng thời là bảo vệ cuộc sống của người dân ven biển nên không nề hà, quản ngại khó khăn, vất vả nào.

Sau khi nhận khoán, ông Tùng tăng cường công tác vận động người dân thật khéo léo và kiên trì, bởi diện tích rừng phi lao rất gần khu dân cư. Mặc dù đa số người dân biển hiểu rõ giá trị của rừng phi lao trong việc che chắn cát, bảo vệ cuộc sống của họ, nhưng vẫn có một số ít người lơ là khi đốt rác gần rừng hoặc lén lút trồng cây ở những khu vực đang được quy hoạch với hy vọng được nhận đền bù. “Tôi và các anh em cứ kiên trì vận động, phân tích rõ ý nghĩa của rừng phi lao ven biển, tuyên truyền cụ thể chủ trương, chính sách pháp luật hiện hành. Thi thoảng, có người gọi điện cho tôi và các anh em báo tin có người lén chặt cây phi lao, lén trồng cây hay đang có đám thanh niên tụ tập nấu nướng, ăn uống cần được nhắc nhở để tránh cháy rừng…”, ông Tùng cho biết.

Theo số liệu thống kê của năm 2024, huyện Phù Cát có hơn 29.000 ha rừng, trong đó hơn 16.000 ha rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng. Trong tổng diện tích rừng tự nhiên, có hơn 11.800 ha rừng phòng hộ, còn lại là rừng đặc dụng. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2024 đạt 43,5%.

Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Cát quản lý hơn 13.000 ha rừng. Trong đó, đất lâm nghiệp hơn 13.357 ha, gồm đất rừng đặc dụng hơn 3.239 ha; đất rừng phòng hộ hơn 9.981 ha; đất rừng sản xuất gần 137 ha; đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 163,76 ha; 79,36 ha rừng phi lao phòng hộ ven biển...

Thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, năm 2025, Ban tiếp tục giao khoán hơn 10.978 ha rừng cho 391 hộ dân ở các xã: Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hanh, Cát Hưng, Cát Tài, Cát Trinh, Cát Hải, Cát Thành. Ban cũng duy trì mô hình Tổ bảo vệ rừng trên cơ sở gom những hộ ở cùng khu vực, bầu ra tổ trưởng, tổ phó để dễ quản lý, điều hành, huy động. Mức khoán năm nay tăng lên 350 nghìn đồng/ha (tăng thêm 50.000 đồng/ha so với năm ngoái). 

Ông Hồ Đăng Bình, Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Cát, cho biết, những năm qua, viên chức và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của Ban luôn phối hợp chặt chẽ với Hạt Kiểm lâm huyện Phù Cát, chính quyền các địa phương liên quan và các hộ nhận khoán bảo vệ rừng giữ rừng ổn định, ngăn chặn, phát hiện kịp thời và hạn chế các vụ vi phạm lâm luật và cháy rừng thời gian qua.

“Đặc biệt, trong mùa nắng nóng năm nay, Ban đã chỉ đạo viên chức phụ trách địa bàn tăng cường phối hợp với hộ nhận khoán trực bảo vệ rừng và PCCC để phát hiện và báo cáo sớm những nguy cơ cháy”, ông Bình cho biết.

NGỌC NGA

Có thể bạn quan tâm

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

(GLO)- Cơ chế một cửa là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cơ chế nói trên phát huy tốt khi hình thành tỉnh Gia Lai mới.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

null