Gia Lai: Tăng cường sử dụng nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Đỗ Tiến Đông vừa ký Công văn số 936/UBND-CNXD về việc tăng cường sử dụng nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung nhằm giảm thiểu những hạn chế của việc khai thác, sử dụng nước dưới đất không qua xử lý và tăng tỷ lệ người dân đô thị sử dụng nước sạch. 
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, tỷ lệ người dân đô thị sử dụng nguồn nước dưới đất qua giếng đào, giếng khoan còn khá cao (TP. Pleiku chiếm 62,5%; thị xã An Khê chiếm 56%; thị trấn Chư Sê chiếm 60%...), một số cơ quan hành chính và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn sử dụng nguồn nước dưới đất không thông qua hệ thống cấp nước tập trung. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị, doanh nghiệp cấp nước và các cơ quan liên quan tiếp tục quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 20/11/2015 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; Công văn số 1340/UBND-CNXD ngày 17/6/2019 của UBND tỉnh về việc hạn chế khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai...
Người dân cần sử dụng nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Ảnh: Q.T
Người dân cần sử dụng nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Ảnh: Q.T
UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu lợi ích của việc sử dụng nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung cũng như các tác hại, rủi ro của việc sử dụng nước giếng đào, giếng khoan không kiểm soát, không đảm bảo chất lượng, không hợp vệ sinh đối với sức khỏe và môi trường. Xây dựng lộ trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể gắn với thời hạn thực hiện nhừm nâng cao tỷ lệ người dân, cơ quan, đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung. Xác định tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch đạt 100% là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu. Trước mắt, tăng tỷ lệ người dân đô thị sử dụng nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung tăng thêm ít nhất 20% so với tỷ lệ hiện có trong năm 2020. 
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tiến hành rà soát hoạt động cấp nước tại Khu công nghiệp Trà Đa, Khu công nghiệp Nam Pleiku; có giải pháp, kế hoạch sử dụng nguồn nước sạch thông qua hệ thống cấp nước tập trung (nhà máy cấp nước của Công ty cổ phần cấp nước Sài Gòn - Pleiku, Công ty cổ phần cấp nước Chư Sê...), hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định…
Các địa phương cần tuyên truyền người dân hạn chế sử dụng nguồn nước dưới đất. Ảnh: Q.T
Các địa phương cần tuyên truyền người dân hạn chế sử dụng nguồn nước dưới đất. Ảnh: Q.T
Các đơn vị cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung cần đảm bảo chất lượng nguồn nước theo tiêu chuẩn hiện hành; chủ động nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng mạng lưới cấp nước những khu vực còn thiếu; phổ biến những khu vực dự kiến đầu tư hệ thống đường ống để nhân dân và các tổ chức biết, hạn chế việc khai thác nước dưới đất; có chương trình giảm chi phí lắp đặt khuyến khích người dân tham gia đấu nối. Có biện pháp bảo vệ nguồn nước và phòng ngừa, ứng phó sự cố ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước cấp, đảm bảo nguồn nước cấp ổn định, liên tục phục vụ cho người dân theo quy định của pháp luật.
Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương tuyên truyền các quy định của pháp luật về tài nguyên nước, hạn chế khai thác nước dưới đất và các vấn đề liên quan; tố chức kiểm tra và xử lý các vi phạm trong khai thác nước dưới đất theo quy định. Đồng thời, yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì, phối họp với các địa phương định hướng hoạt động cấp nước gắn với việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phát triển các đô thị trên địa bàn tỉnh. Làm cơ quan đầu mối, có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các hoạt động cấp nước sinh hoạt tại các đô thị của các đơn vị cấp nước; tổng họp báo cáo tiến độ thực hiện, tỷ lệ sử dụng nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh...
Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

(GLO)- Ngày lễ tình nhân đã đến, vì thế thị trường quà tặng Valentine ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) trở nên sôi động. Từ những món quà truyền thống như hoa tươi, chocolate cho đến các sản phẩm theo trào lưu mới như “túi mù” được nhiều người yêu thích.