Gia Lai tăng cường các giải pháp nhằm thực hiện đạt chỉ tiêu giảm nghèo năm 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 459/UBND-KGVX về tăng cường các giải pháp nhằm thực hiện đạt chỉ tiêu giảm nghèo năm 2025.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các giải pháp tăng cường triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2025 nhằm đạt chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025) ở mức 2,02%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3%; tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Kông Chro giảm 5,2%.

Cụ thể, UBND tỉnh yêu cầu: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (sau sắp xếp, sáp nhập thuộc nhiệm vụ của Sở Nông nghiệp và Môi trường) thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; nắm bắt, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện để kịp thời tham mưu, tháo gỡ hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

z6363111262799-98a8d69ab90e1179b25d63bdde9105e4.jpg
Mặt trận các cấp huy động nguồn lực giúp người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo. Ảnh: A.H

Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở Tài chính), Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (Sở Nông nghiệp và Môi trường), UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí nguồn vốn đối ứng của địa phương (vốn sự nghiệp và vốn đầu tư) và huy động các nguồn lực khác để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2025 theo đúng quy định.

Sở Thông tin và Truyền thông (sau sắp xếp, sáp nhập thuộc nhiệm vụ của Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch) chủ trì, phối hợp với các cơ quan tuyên truyền đẩy mạnh thực hiện dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụ viễn thông, nhất là đối với các hộ nghèo dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Sở Y tế chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, các địa phương triển khai có hiệu quả tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 về cải thiện dinh dưỡng; tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em, nhất là trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, trẻ em sinh sống trên địa bàn vùng khó khăn.

Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, nâng cao chất lượng dinh dưỡng, chú trọng công tác phòng bệnh từ cấp thôn/bản; tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của bảo hiểm y tế toàn dân, đảm bảo thường xuyên, liên tục trong năm.

Sở Xây dựng hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về nhà ở. Phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (Sở Nông nghiệp và Môi trường), đoàn thể chính trị-xã hội tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan vận động nguồn lực từ các doanh nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm đóng góp nguồn lực, hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Sở Nông nghiệp và PTNT (Sở Nông nghiệp và Môi trường), tăng cường quản lý, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất; phát triển các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo thu nhập cho người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục. Hướng dẫn, chỉ đạo phòng chuyên môn cấp huyện và các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên theo đúng quy định.

Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Gia Lai đảm bảo đủ nguồn vốn tín dụng chính sách cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng cho vay của các chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

UBND các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở chỉ tiêu giảm nghèo năm 2025 được tỉnh giao, khẩn trương xây dựng các giải pháp cụ thể để triển khai có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2025 của địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác giảm nghèo.

Tích cực triển khai các phong trào thi đua giảm nghèo; kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân, doanh nghiệp có nhiều thành tích trong công tác giảm nghèo và những hộ nghèo, hộ cận nghèo điển hình tiêu biểu nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách của nhà nước trong công tác giảm nghèo. Thường xuyên rà soát, nắm bắt tình hình đời sống nhân dân, nhất là hộ nghèo, hộ có đối tượng bảo trợ xã hội, hộ gia đình bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh... để kịp thời hỗ trợ. Quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong công tác giảm nghèo.

Chủ động xây dựng và phê duyệt kế hoạch, phương án, nội dung, nhiệm vụ triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ngay từ đầu năm 2025, không để tình trạng cuối năm mới giải ngân nguồn vốn, người dân chậm được thụ hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo dẫn đến tỷ lệ hộ thoát nghèo thấp, không đạt chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo.

UBND tỉnh đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội tỉnh, các tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; lồng ghép thực hiện các phong trào, các cuộc vận động của MTTQ và các tổ chức thành viên phát động, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” với thực hiện Phong trào “Gia Lai chung tay vì người nghèo”. Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ các nguồn lực giúp người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo.

Có thể bạn quan tâm

Mang nước sạch đến đồng bào vùng khó

Mang nước sạch đến đồng bào vùng khó

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm đưa nước sạch phục vụ sinh hoạt, cải thiện đời sống người dân vùng nông thôn.

Lan tỏa nghĩa tình tháng Bảy

Lan tỏa nghĩa tình trong tháng 7 tri ân

(GLO)- Việc quan tâm, chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng được Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai phối hợp với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn duy trì, triển khai nhiều năm qua. Đây là hoạt động an sinh xã hội có ý nghĩa đặc biệt trong những ngày tháng 7 tri ân.

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

(GLO)- Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực để vận hành hiệu quả trung tâm phục vụ hành chính công. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC.

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

(GLO)- Chiều muộn, trên sân Trường THCS Lê Hồng Phong (phường Quy Nhơn, tỉnh Gia Lai), chúng tôi gặp hai phụ nữ đặc biệt giữa đám đông sĩ tử nhỏ tuổi. Tóc điểm bạc, dáng người nhỏ nhắn, họ khác lạ giữa đám đông trẻ trung bởi tâm thế chững chạc với ánh mắt vừa rạng rỡ vừa bồi hồi đầy tự tin.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với xã Ayun. Ảnh: Hà Duy

Xã Ayun cần tiếp tục rà soát nguồn lực để tạo sinh kế cho người dân

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, đã đến thăm, kiểm tra hoạt động và công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tại xã Ayun. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

null