Gia Lai: Phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản đạt 770 triệu USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2025, Gia Lai phấn đấu giá trị gia tăng khu vực nông-lâm-thủy sản tăng 4,9% trở lên và phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản đạt 770 triệu USD.

Đó là mục tiêu trong Kế hoạch số 1279/KH-UBND của UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 681/QĐ-BNNMT ngày 8-4-2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu tăng trưởng ngành Nông nghiệp và Môi trường và tổng kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

cong-nhan-lam-viec-tai-cong-ty-co-phan-nong-nghiep-cong-nghe-cao-hung-son-anh-vt.jpg
Sơ chế chuối xuất khẩu tại Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Hưng Sơn (huyện Đak Đoa). Ảnh: V.T

Theo kế hoạch này, tỉnh sẽ tập trung vào 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để triển khai. Cụ thể: nâng cao nhận thức, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới trong toàn Ngành Nông nghiệp và Môi trường để đạt mục tiêu tăng trưởng. Hoàn thiện chính sách phục vụ tăng trưởng ngành Nông nghiệp và Môi trường và xuất khẩu nông-lâm-thủy sản; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Môi trường của tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông lâm nghiệp và thủy sản. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tháo gỡ các rào cản, nút thắt cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, tài nguyên và môi trường để tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng ngành Nông nghiệp và Môi trường. Tăng cường chuyển đổi số; thực hiện đột phá trong ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Thúc đẩy phát triển thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu...

Để tổ chức thực hiện, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan giải quyết nhanh các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư nhằm tăng cường khả năng thu hút đầu tư cho lĩnh vực Nông nghiệp và Môi trường trên địa bàn tỉnh. Xây dựng chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới trong các hoạt động khoa học và công nghệ, đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất…

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai hiệu quả Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Rà soát, tham mưu ban hành danh mục các dự án khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư cho nông nghiệp và phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Triển khai hiệu quả nghị quyết về đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch đến năm 2030…

Sở Công thương hỗ trợ cho các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, giao lưu với các vùng kinh tế lân cận; tiếp tục nâng cao giá trị và đưa những sản phẩm chủ lực của tỉnh vào các thị trường lớn để xuất khẩu như cao su, tinh bột sắn, chế biến hạt điều, chè, cà phê, tiêu, trái cây... Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, các đơn vị, địa phương hỗ trợ, đưa sản phẩm nông nghiệp, OCOP địa phương lên sàn thương mại điện tử. Đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích và kêu gọi đầu tư vào các cụm công nghiệp nhằm tạo quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư tạo tiền đề cho thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.

ca-phe.jpg
Chế biến cà phê chất lượng cao sẽ nâng cao giá trị cho mặt hàng này. Ảnh: V.T

Sở Khoa học và Công nghệ tăng cường nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ; thu hút sự quan tâm của các ngành, địa phương, doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển và đổi mới công nghệ; lấy doanh nghiệp làm trọng tâm để hỗ trợ và phát triển. Đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ cho sản xuất. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, quy trình quản lý hiện đại; hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý, bảo vệ và khai thác, phát triển tài sản trí tuệ, sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…

Sở Dân tộc và Tôn giáo chủ trì triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 theo kế hoạch UBND tỉnh phê duyệt; phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất tại các xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn.

UBND các huyện, thị xã, thành phố, nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh phương án, kịch bản tăng trưởng của địa phương, lựa chọn những nội dung, chủ đề, mô hình, triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể hiệu quả. Trong đó, điều chỉnh nâng mức tăng trưởng của ngành Nông nghiệp và Môi trường, bảo đảm đóng góp tương xứng cho mục tiêu tăng trưởng chung 4,9% trở lên của ngành Nông nghiệp và Môi trường của tỉnh năm 2025. Xây dựng các chương trình, đề án, dự án trọng điểm; ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm đặc sản của địa phương gắn với công nghiệp chế biến nông sản và thị trường tiêu thụ. Triển khai các giải pháp tăng cường liên kết vùng, hướng tới phát triển các cụm liên kết sản xuất-bảo quản, chế biến-tiêu thụ nông sản gắn với các vùng nguyên liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ, kết nối với cơ sở chế biến nông sản và hệ thống logistic, kênh phân phối, tiêu thụ nông sản...

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Việc "bắt tay" giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh ngành hàng sầu riêng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc kiểm soát chất lượng, dịch hại và các chất hoá học tồn dư trong quả sầu riêng.

Giá vàng giảm rất mạnh

Giá vàng giảm rất mạnh

Sáng nay (13/5), giá vàng trong nước giảm rất mạnh theo giá vàng thế giới. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn thấp nhất về 115 triệu đồng/lượng.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

(GLO)- Với tinh thần vừa làm, vừa rà soát, điều chỉnh bổ sung, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).