Gia Lai: Phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 750 triệu USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 437/KH-UBND về hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2025.

Theo đó, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm thông qua chế biến sâu, giảm tổn thất sau thu hoạch; phát triển chuỗi cung ứng bền vững, tăng cường tiêu thụ tại thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, hướng đến mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.

ca-phe-la-mat-hang-xuat-khau-chu-luc-cua-tinh-anh-vt.jpg
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Ảnh: Vũ Thảo

Đối với mục tiêu đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, phấn đấu tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đạt 99%; tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản nhỏ lẻ ký cam kết đảm bảm an toàn thực phẩm đạt 100%; tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm đạt 99%; tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương tăng ít nhất 10% so với năm 2024. Ngoài ra, số lượng diện tích, cơ sở trồng trọt, cơ sở chăn nuôi được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng như: VietGAP, VietGAHP và tương đương tăng ít nhất 10% so với năm 2024; áp dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu về chất lượng, an toàn thực phẩm, hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực của tỉnh.

Đối với việc gia tăng chế biến, bảo quản nông lâm thuỷ sản, mục tiêu tổn thất sau thu hoạch của các nông sản chủ lực giảm từ 0,5% đến 1%; nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông sản, thủy sản chủ lực có lợi thế sản xuất, xuất khẩu, kết hợp với xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng nông sản của tỉnh.

Đối với phát triển thị trường nông lâm thủy sản, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu; phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 750 triệu USD; phát triển chuỗi cung ứng bền vững gắn với quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm; tỷ lệ tiêu thụ hàng hóa nông lâm thủy sản qua các kênh phân phối hiện đại như: siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, thương mại điện tử... tăng thêm ít nhất 10% so với năm 2024; phát triển thị trường nội địa với tỷ lệ sản phẩm nông lâm thủy sản chất lượng cao đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, VietGAP, GlobalGAP, VietGAHP, ISO, truy xuất nguồn gốc, OCOP 3 sao trở lên tăng thêm ít nhất 10% so với năm 2024.

che-bien-che-de-xuat-khau-tai-cong-ty-co-phan-che-bien-ho-anh-vt.jpg
Chế biến chè để xuất khẩu tại Công ty cổ phần Chè Biển Hồ. Ảnh: Vũ Thảo

Để triển khai thực hiện, tỉnh sẽ tập trung vào 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gồm: rà soát, triển khai chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và thúc đẩy chế biến, phát triển thị trường; kiện toàn tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đảm bảo nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường từ tỉnh đến xã; triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, thông tin, truyền thông về chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường; chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm chế biến và phát triển thị trường; triển khai công tác đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường; chủ động thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh nông lâm thủy sản.

Có thể bạn quan tâm

Ưu tiên nguồn lực để phát triển kinh tế xanh

Ưu tiên nguồn lực để phát triển kinh tế xanh

(GLO)- Lời Tòa soạn: Những năm gần đây, Gia Lai chú trọng triển khai các giải pháp phát triển kinh tế xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Để làm rõ hơn về định hướng, mục tiêu của tỉnh, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Nhân viên Công ty Điện lực kiểm tra Trạm biến áp của Nhà máy điện gió HBRE Chư Prông. Ảnh: V.T

Gia Lai: Đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm

(GLO)- UBND tỉnh ban hành Công văn số 1107/UBND-CNXD về việc triển khai thực hiện Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 23-4-2025 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả giải pháp đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian đến.

“Vé thông hành” cho mặt hàng chanh dây

“Vé thông hành” cho mặt hàng chanh dây

(GLO)- Sự kiện Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư xuất khẩu chính ngạch mặt hàng chanh dây không chỉ mở ra cơ hội lớn cho nông sản của Gia Lai thâm nhập thị trường tỷ dân mà còn trao cho ngành hàng này “vé thông hành” để bước vào thị trường lớn.