Gia Lai: Nhiều xã "lỡ hẹn" đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Năm 2023, toàn tỉnh Gia Lai có 9 xã đăng ký "về đích" xây dựng Nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, qua đánh giá sơ bộ, chỉ có 2 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, 7 xã còn lại đành "lỡ hẹn" sang những năm sau.

9 xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2023 gồm: Ia Băng (huyện Đak Đoa), Ia Ko (huyện Chư Sê), Ia Tôr (huyện Chư Prông), Ia Khai (huyện Ia Grai), Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh), Ia Hiao (huyện Phú Thiện), Kim Tân (huyện Ia Pa), Kon Thụp (huyện Mang Yang) và Chư Gu (huyện Krông Pa).

Tuy nhiên, đến cuối tháng 12, chỉ có xã Ia Khai (Ia Grai) và Ia Tôr (Chư Prông) đạt chuẩn 19/19 tiêu chí NTM (theo đánh giá của các xã). Hiện 2 xã này đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận đạt chuẩn NTM năm 2023. 7 xã còn lại tiếp tục huy động nguồn lực phấn đấu hoàn thành các tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025.

Ông Phạm Ngọc Huyền-Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT), Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh-cho biết: Lý do chính khiến nhiều xã giảm mạnh các tiêu chí, chưa đạt chuẩn xã NTM giai đoạn 2021-2025 là do quy định mới có chất lượng cao hơn, thẩm định chặt chẽ hơn và xét duyệt công nhận kỹ lưỡng hơn so với những quy định cũ về đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011-2020.

Ông Huyền còn cho biết thêm: “Qua theo dõi, giám sát thực tế tại các cơ sở, Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh nhận thấy đa số các xã ít có nguồn vốn đối ứng trong các dự án phát triển, chưa đạt chuẩn các tiêu chí về quy hoạch, thu nhập, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt từ công trình cấp nước tập trung, cở sở vật chất văn hóa… Mặt khác, một số quy định mới về các tiêu chí còn bất cập đối với các xã ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

"Chính vì vậy, chúng tôi đã họp và có văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh quy định về tiêu chí cho phù hợp với thực tế của từng địa phương”-ông Huyền nói.

Sau nhiều năm nỗ lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã Ia Băng (Đak Đoa) đạt 17/19 tiêu chí, còn tiêu chí số 5 và số 17 chưa đạt chuẩn. Cụ thể, trên địa bàn xã có 4/4 trường học đạt chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, trong đó chưa có trường đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 (tiêu chí số 5), chưa có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung (tiêu chí số 17).

Nhân dân đóng góp vật liệu, ngày công lao động làm đường nông thôn tại làng O Đất, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa. Ảnh: H.C

Nhân dân đóng góp vật liệu, ngày công lao động làm đường nông thôn tại làng O Đất, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa. Ảnh: H.C

Bà Vũ Thị Kim Nhã-Chủ tịch UBND xã Ia Băng-xác nhận: “Xã Ia Băng vừa nhận kinh phí đầu tư xây dựng một số hạng mục của trường học nên chưa kịp hoàn thành vào năm 2023. Tiêu chí số 17 về công trình cấp nước tập trung còn phải chờ sang năm 2024. Bởi vậy, xã phải tiếp tục phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM trong thời gian tới”.

Trong khi đó, Ia Ko là xã vùng xa, có nhiều khó khăn đặc thù của huyện Chư Sê. Toàn xã hiện có hơn 1.340 hộ, hơn 6.000 khẩu, trong đó 62% dân số là người dân tộc thiểu số tại chỗ. Đời sống của bà con nơi đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi truyền thống, kinh tế-văn hóa-xã hội còn nhiều khó khăn, dẫn đến việc huy động các nguồn kinh phí đóng góp xây dựng NTM rất hạn chế.

Vì vậy đến nay, Ia Ko mới đạt 13/19 tiêu chí NTM. Còn 6 tiêu chí chưa đạt là giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều, lao động có việc làm, môi trường và an toàn thực phẩm.

Ông Trịnh Khắc Dương-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Ko-thừa nhận: “Xã Ia Ko gặp rất nhiều khó khăn trong công tác xây dựng NTM vì số hộ nghèo và cận nghèo còn hơn 300 hộ, thu nhập bình quân mới chỉ đạt hơn 38 triệu đồng/người/ năm.

Bên cạnh đó, nhà văn hóa làng Sur A và làng Vel đang xuống cấp trầm trọng, nhiều tuyến đường trong các làng chưa được kiên cố hóa, xã chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung, chưa có nơi tập kết xử lý rác thải theo quy định…

Nhận thấy rõ những hạn chế, khó khăn đó, xã tập trung giải pháp hoàn thành các tiêu chí còn lại, phấn đấu đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2024”.

Có thể bạn quan tâm

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

(GLO)- Được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), di tích thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hàng năm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Gắn kết nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

Kết nghĩa với các buôn làng: Thắt chặt nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với phương châm “phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đoàn thể, đơn vị”, chương trình kết nghĩa với các làng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn TP. Pleiku đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.