Gia Lai: Người chăn nuôi heo chồng chất khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ tháng 9 đến nay, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Nghịch lý này đang đẩy người chăn nuôi vào cảnh thua lỗ nặng.

Bà Nguyễn Thị Cẩm Hường (thôn 1, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh) cho hay: “Năm ngoái, giá heo hơi tăng lên mức 70-80 ngàn đồng/kg. Nhưng cách đây hơn 1 tháng, tôi bán 20 con với giá 45 ngàn đồng/kg. Vừa rồi mới bán 8 con giá chỉ còn 38 ngàn đồng/kg. Với giá như vậy thì gia đình tôi lỗ khoảng 50 triệu đồng”.

 Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh chăm sóc đàn heo giống. Ảnh: Nguyễn Diệp
Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Gia Lai chăm sóc đàn heo giống. Ảnh: Nguyễn Diệp


Giá heo hơi giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại tăng đột biến. Theo nhẩm tính của bà Hường, một bao cám tăng khoảng 100 ngàn đồng. Cộng với tiền tiêm vắc xin phòng bệnh, đầu tư con giống... thì mỗi đợt xuất chuồng bà lỗ hơn 1 triệu đồng/con. “Nếu hộ chăn nuôi có heo xuất chuồng ở thời điểm này đều bị lỗ nặng vì nuôi càng lớn càng tốn thức ăn, bị thương lái ép giá”-bà Hường nói.  

Gia đình ông Đỗ Mạnh Hà (tổ 2, thị trấn Đak Đoa) nuôi 8 heo nái và heo thịt. Mỗi năm, ông Hà xuất bán khoảng 2 lứa heo thịt với trọng lượng hơn 16 tấn. Năm 2020, giá heo hơi tăng cao, trừ chi phí đầu tư, gia đình ông lãi 70 triệu đồng. Tuy nhiên giá heo hơi hiện chỉ còn 37-38 ngàn đồng/kg, trong khi tiền cám lại tăng 100 ngàn đồng/bao. “Hiện tại, tôi còn 10 con heo chuẩn bị xuất bán. Với giá như hiện nay thì cầm chắc khoản lỗ 1,5 triệu đồng/con. Thời điểm này, hộ nào nuôi nhiều thì lỗ nặng”-ông Hà khẳng định.

Bà Nguyễn Thị Cẩm Hường nêu nghịch lý: “Tuy giá heo hơi giảm nhưng giá thịt đến với người tiêu dùng thì chưa hạ bao nhiêu. Với giá như hiện tại thì bán 3 kg heo hơi mới mua được 1 kg thịt thành phẩm. Chúng tôi mong các cơ quan quản lý điều chỉnh giá thức ăn giảm xuống và nâng giá heo hơi lên 55-60 ngàn đồng/kg. Có như vậy thì người chăn nuôi mới có lãi”.

Về vấn đề này, ông Dương Ngọc Thanh-Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh-cho biết: Từ tháng 9 đến nay, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh khiến người chăn nuôi bị lỗ. Hiện giá chỉ còn 37-38 ngàn đồng/kg, trung bình 1 tạ heo hơi, người chăn nuôi lỗ 1-1,7 triệu đồng. Hiện nay, dịch tả heo châu Phi xuất hiện tại 110 hộ chăn nuôi thuộc 9 xã, phường của các huyện Ia Pa, Đức Cơ và thị xã Ayun Pa. Số heo mắc bệnh đã tiêu hủy là 805 con.

Trao đổi với P.V, ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-lý giải: Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh, người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Không những vậy, giá thức ăn chăn nuôi năm nay tăng cao cũng gây nhiều khó khăn cho người nuôi heo. “Thời gian tới, Sở sẽ cố gắng kích cầu tháo gỡ lưu thông hàng hóa, kết nối thị trường tiêu thụ ở các tỉnh, thành phố. Kêu gọi thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến, tránh xuống giá cục bộ gây thiệt hại cho người chăn nuôi”-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT nêu giải pháp.

 

NGUYỄN DIỆP
 

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.