Festival văn hóa cồng chiêng Gia Lai diễn ra thành công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tối 12-11, Tiểu ban Festival văn hoá cồng chiêng tỉnh Gia Lai tổ chức lễ bế mạc sự kiện tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku).

Dự lễ có các đồng chí: Trương Hải Long-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tuần lễ Văn hoá-Du lịch Gia Lai năm 2023; Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức; Nguyễn Hữu Quế-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Dương Mah Tiệp-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và đại diện 4 tỉnh Đak Lak, Đak Nông, Kon Tum, Lâm Đồng; hơn 1.000 nghệ nhân các dân tộc của 5 tỉnh Tây Nguyên cùng đông đảo người dân và du khách.

Kỳ lễ hội thành công

Festival văn hóa cồng chiêng diễn ra trong 2 ngày (11 và 12-11) tại Quảng trường Đại Đoàn Kết là hoạt động trọng tâm của Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023. Sự kiện có sự tham gia của hơn 1.000 nghệ nhân các dân tộc đến từ 4 tỉnh: Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng, Kon Tum; 17 đoàn nghệ nhân 2 dân tộc Bahnar, Jrai của các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Gia Lai và 1 câu lạc bộ cồng chiêng nữ làng Leng (xã Kông Lơng Khơng huyện Kbang).

Festival là dịp để tôn vinh Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và những chủ nhân của di sản. Ảnh: Hoàng Ngọc

Festival là dịp để tôn vinh Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và những chủ nhân của di sản. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phát biểu bế mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch cho biết: trong khuôn khổ Liên hoan trình diễn cồng chiêng, 22 đoàn nghệ nhân đến từ các địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên đã trình diễn nhiều hoạt động đặc sắc như: lễ hội đường phố, tái hiện không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn nghệ dân gian, ẩm thực, đan lát, dệt vải, tạc tượng.

Các đoàn nghệ nhân hội ngộ trong đêm bế mạc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các đoàn nghệ nhân hội ngộ trong đêm bế mạc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đặc biệt, lễ hội đường phố với sự tham gia trình diễn của trên 1.000 nghệ nhân là một bản hòa âm kỳ vĩ của âm nhạc cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc, nhận được sự đón nhận, cổ vũ nồng nhiệt của người dân Phố núi Pleiku. Các hoạt động đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan, trải nghiệm, chia sẻ. Đây là tín hiệu tích cực, cho thấy sự thành công của sự kiện trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hoá-Du lịch, là tiền đề cho các hoạt động quảng bá, xúc tiến và phát triển du lịch sau này.

Gia Lai là tỉnh còn lưu giữ được số lượng cồng chiêng nhiều nhất 5 tỉnh Tây Nguyên với hơn 5.600 bộ. Ảnh: Hoàng Ngọc

Gia Lai là tỉnh còn lưu giữ được số lượng cồng chiêng nhiều nhất 5 tỉnh Tây Nguyên với hơn 5.600 bộ. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trải qua gần 20 năm bảo tồn và phát triển sau khi được UNESCO vinh danh, di sản văn hóa cồng chiêng ngày càng sống động, thân thuộc hơn trong đời sống cộng đồng dân cư các dân tộc Tây Nguyên như: Bahnar, Jrai, Xêđăng, M’nông, Cơho, Rơmăm, Êđê.... Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, sự đầu tư đúng đắn cho lĩnh vực này. Cũng chừng ấy thời gian, các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực không ngừng để Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tiếp tục tồn tại sống động trong tình hình mới. Chúng ta tự hào rằng, cho đến nay, các tỉnh Tây Nguyên còn lưu giữ số lượng cồng chiêng lớn, trong đó Gia Lai là tỉnh có số lượng nhiều nhất, với hơn 5.600 bộ.

Các nghệ nhân theo dõi phần trình diễn của các đoàn trong đêm hội "Hơn một lời chia tay". Ảnh: Hoàng Ngọc

Các nghệ nhân theo dõi phần trình diễn của các đoàn trong đêm hội "Hơn một lời chia tay". Ảnh: Hoàng Ngọc

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá: “Thành công của Liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành ở Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các tỉnh Tây Nguyên. Đặc biệt là sự đoàn kết của các đoàn cồng chiêng đã đem đến cho chương trình những nét độc đáo, đa dạng trong sắc màu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn các nghệ nhân-những người đã nắm giữ, trao truyền và lan tỏa những giá trị văn hóa trong cộng đồng. Tôi tin tưởng rằng các nghệ nhân sẽ tiếp tục làm tốt vai trò là sứ giả trong việc giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đến du khách trong và ngoài nước” .

UBND tỉnh vinh danh các nhà tài trợ có nhiều đóng góp cho Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023. Ảnh: Hoàng Ngọc

UBND tỉnh vinh danh các nhà tài trợ có nhiều đóng góp cho Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023. Ảnh: Hoàng Ngọc

Thành công sự kiện còn có sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan thông tấn, báo chí; sự đồng hành, đóng góp của 54 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh; sự chỉnh trang đô thị của UBND TP. Pleiku. Đặc biệt là sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của toàn thể Nhân dân. Dịp này, UBND tỉnh Gia Lai tặng Bằng khen cho 35 tập thể và 1 cá nhân là đã có nhiều đóng góp và tham gia tích cực cho các hoạt động của Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023. Trong đó có 13 nhà tài trợ, 22 đoàn nghệ nhân và cá nhân bà Nguyễn Thị Sen-Giám đốc Công ty cổ phần Kinh doanh và Phát triển Miền núi Gia Lai, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

UBND tỉnh Gia Lai trao bằng khen cho cho đoàn nghệ nhân các tỉnh Đak Nông, Lâm Đồng, Đak Lak, Kon Tum. Ảnh: Hoàng Ngọc

UBND tỉnh Gia Lai trao bằng khen cho cho đoàn nghệ nhân các tỉnh Đak Nông, Lâm Đồng, Đak Lak, Kon Tum. Ảnh: Hoàng Ngọc

Hãy cùng tôi ở lại

Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Hơn 1 lời chia tay” trong đêm bế mạc là cuộc hội ngộ và chia tay đầy bịn rịn của các đoàn nghệ nhân. Các ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San cùng hơn 1.000 nghệ nhân 5 tỉnh Tây Nguyên đã đưa khán giả thăng hoa cùng những tiết mục diễn như không diễn-đúng với tinh thần của cồng chiêng Tây Nguyên. Đồng thời cũng cho thấy không có dân tộc nào nghệ sĩ hơn các dân tộc Tây Nguyên.

Ca sĩ Ka Lin với ca khúc "Hãy cùng tôi ở lại" trình diễn cùng nghệ nhân các đoàn. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ca sĩ Ka Lin với ca khúc "Hãy cùng tôi ở lại" trình diễn cùng nghệ nhân các đoàn. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chương trình có các tiết mục hát múa “Rừng hát” (Sáng tác Trần Mạnh Hùng), đơn ca nam “Hãy cùng tôi ở lại” (Sáng tác: Nguyễn Cường). Các đoàn còn lựa chọn những tiết mục đặc sắc nhất để trình diễn trong đêm bế mạc như một lời chia tay gửi đến nhau qua sợi dây kết nối là cồng chiêng. Nếu các nghệ nhân tỉnh Đak Lak có màn hoà tấu nhạc cụ dân tộc “Bình minh trên Tây Nguyên”, mang những thanh âm của rừng núi về Phố núi, đoàn nghệ nhân Jrai huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đáp lại bằng hòa tấu 1 loạt những ca khúc trữ tình về Tây Nguyên như “Em đẹp như hoa Pơlang” và dân ca Jrai.

Đoàn nghệ nhân Đak Lak với màn hòa tấu nhạc cụ dân tộc "Bình minh trên Tây Nguyên". Ảnh: Hoàng Ngọc

Đoàn nghệ nhân Đak Lak với màn hòa tấu nhạc cụ dân tộc "Bình minh trên Tây Nguyên". Ảnh: Hoàng Ngọc

Các nghệ nhân Lâm Đồng tái hiện lại vũ “Sim kring-Cánh chim đại ngàn” làm bừng lên sức sống thanh xuân của những chàng trai cô gái trên cao nguyên Lâm Viên. Nghệ nhân M’nông tỉnh Đak Nông tái hiện lại phong tục “Đón khách”-một biểu tượng của tinh thần hiếu khách không chỉ của người M’nông mà của của các dân tộc Tây Nguyên. Mang cồng chiêng lên sân khấu bế mạc, người Giẻ Chiêng tỉnh Kon Tum trình diễn cồng chiêng “Nhớ ơn Đảng, Bác Hồ”, trong khi đó, người Bahnar huyện Đak Pơ hân hoan trong điệu chiêng “Mừng năm mới”…

Nghệ nhân Lâm Đồng tái hiện lại vũ “Sim kring-Cánh chim đại ngàn”. Ảnh: Hoàng Ngọc
Nghệ nhân Lâm Đồng tái hiện lại vũ “Sim kring-Cánh chim đại ngàn”. Ảnh: Hoàng Ngọc

Màn đồng diễn “Đêm xoang Tây Nguyên” của tất cả các đoàn nghệ nhân 5 tỉnh Tây Nguyên khép lại chương trình như một lời chia tay đầy bịn rịn, lưu luyến: “Mai em về có nhớ tôi không/Mặt trời cao nguyên lặn về sau núi… Trong nhịp xoang này, sao mới quen nhau sao nỡ chia tay… Vòng xoang ơi, bàn tay ơi, và ánh mắt ai ơi, hãy cùng tôi ở lại…” (Lời bài hát "Hãy cùng tôi ở lại).

Một số hình ảnh ấn tượng trong đêm bế mạc Festival văn hóa cồng chiêng:

Sắc màu của người Bahnar vùng Trường sơn Đông. Ảnh: Hoàng Ngọc
Sắc màu của người Bahnar vùng Trường sơn Đông. Ảnh: Hoàng Ngọc
Người M'nông Sre của Đak Nông nổi bật trong sắc thổ cẩm xanh đen và đánh chiêng bằng tay không. Ảnh: Hoàng Ngọc

Người M'nông Sre của Đak Nông nổi bật trong sắc thổ cẩm xanh đen và đánh chiêng bằng tay không. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đông đảo người dân trong tỉnh đến xem và cổ vũ phần trình diễn của các nghệ nhân. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đông đảo người dân trong tỉnh đến xem và cổ vũ phần trình diễn của các nghệ nhân. Ảnh: Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Công bố 10 sự kiện văn hóa 2024

Công bố 10 sự kiện văn hóa 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024. Trong 15 đề cử do ban tổ chức công bố, chương trình "Anh trai say hi", "Anh trai vượt ngàn chông gai" và nhiều chương trình nghệ thuật được nêu trong sự kiện về công nghiệp văn hóa đột phá.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.