Khai mạc Tuần văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tối 11-11, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, tỉnh Gia Lai long trọng tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch và Liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023.

Dự khai mạc, về phía Trung ương có: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan; Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương; Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội Lưu Văn Đức.

Về phía lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên có các đồng chí: Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum; Nguyễn Đình Trung-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đak Lak.

Các đồng chí lãnh đạo Trung ương, Gia Lai và 4 tỉnh Tây Nguyên tham dự lễ khai mạc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các đồng chí lãnh đạo Trung ương, Gia Lai và 4 tỉnh Tây Nguyên tham dự lễ khai mạc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Về phía tỉnh Gia Lai có các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Trương Hải Long-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy; các Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo tỉnh Gia Lai qua các thời kỳ; lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Đặc biệt, buổi lễ còn có sự góp mặt của trên 1.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên cùng đông đảo người dân địa phương, du khách trong nước, quốc tế.

Tôn vinh di sản cồng chiêng

Phần khai từ buổi lễ với sự tham gia của trên 1.000 nghệ nhân 5 tỉnh Tây Nguyên cùng vũ đoàn và các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh đã mang đến hình ảnh ấn tượng, hoành tráng mở màn đêm khai mạc.

Trên 1.000 nghệ nhân 5 tỉnh Tây Nguyên trong tiết mục khai từ "Âm vang đại ngàn". Ảnh: Bá Bính

Trên 1.000 nghệ nhân 5 tỉnh Tây Nguyên trong tiết mục khai từ "Âm vang đại ngàn". Ảnh: Bá Bính

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Trương Hải Long-Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai chào mừng các đoàn cồng chiêng đại diện cho 11 dân tộc Tây Nguyên đã hội tụ về Gia Lai, cùng hòa tấu giai điệu cồng chiêng giữa đại ngàn xanh hùng vĩ.

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Việc tổ chức Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023, đặc biệt là Liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh nhằm tôn vinh giá trị không gian văn hoá cồng chiêng; tạo sự giao lưu văn hóa, đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trong khu vực.

Đây cũng là dịp để quảng bá đến du khách trong và ngoài tỉnh về giá trị độc đáo của di sản cồng chiêng Tây Nguyên cùng với cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và con người Gia Lai. Đồng thời, là cơ hội để hợp tác, thu hút các nguồn lực đầu tư, góp phần xây dựng Gia Lai nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung ngày càng phát triển bền vững và giàu mạnh.

“Với sự cổ vũ, động viên của lãnh đạo các cấp, nhân sĩ trí thức, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân và đặc biệt là niềm đam mê của các nghệ nhân cồng chiêng, tôi tin tưởng rằng, trong những ngày diễn ra Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai và Liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2023, tiếng cồng, tiếng chiêng của các dân tộc trong tỉnh hoà cùng tiếng cồng chiêng của bạn bè các tỉnh Tây Nguyên sẽ ngân vang, bay xa không những trên lãnh thổ Việt Nam mà còn vượt qua biên giới quốc gia, hội nhập với khu vực và thế giới”-Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Một tiết mục nghệ thuật trong chương trình. Ảnh: Hoàng Ngọc

Một tiết mục nghệ thuật trong chương trình. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tại chương trình, ông Phạm Định Phong-Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) đã công bố các quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng-Gò Đá và công nhận bảo vật quốc gia đối với Sưu tập công cụ sơ kỳ Đá cũ An Khê. Với những phát hiện về khảo cổ học An Khê, giá trị của di tích được xác định không chỉ bổ sung tư liệu nghiên cứu lịch sử Việt Nam, mà còn cung cấp tư liệu nghiên cứu mới về nguồn gốc loài người ở Châu Á. Lễ công bố và đón nhận bằng xếp hạng một lần nữa khẳng định Gia Lai là vùng đất giàu trầm tích văn hóa, lịch sử, khảo cổ với những di sản vô giá.

Âm vang cồng chiêng

Chương trình nghệ thuật sau phần lễ công là sự kết nối, tôn vinh di sản cồng chiêng của 5 tỉnh Tây Nguyên, có sự tham gia của trên 1.000 nghệ nhân, 60 học sinh, diễn viên không chuyên và các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng của Tây Nguyên và cả nước như Thu Minh, Trọng Tấn, Bích Mận, Y Garia, Hoàng Yến Chibi…

Chương trình khai mạc có chủ đề “Gia Lai-Những sắc màu văn hóa”. Ảnh: Hoàng Ngọc
Chương trình khai mạc có chủ đề “Gia Lai-Những sắc màu văn hóa”. Ảnh: Hoàng Ngọc

Với chủ đề “Gia Lai-Những sắc màu văn hóa”, chương trình tái hiện những trường ca, sử thi, dân ca Tây Nguyên gắn liền với những vị thần linh và anh hùng. Ở đó, bên dãy Trường Sơn hùng vỹ, từ ngàn đời nay, đồng bào các dân tộc thiểu số đã cùng hun đúc, kiến tạo và dựng xây nên lịch sử oai hùng của vùng đất Tây Nguyên kiêu hãnh. Đó cũng là xứ sở của những thiên sử thi đẫm chất huyền thoại, vùng đất của đại ngàn xanh thẳm, của không gian văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Sân khấu rộng lớn tái hiện không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đầy đặc sắc, đậm chất nghệ thuật. Ảnh: Hà Phương

Sân khấu rộng lớn tái hiện không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đầy đặc sắc, đậm chất nghệ thuật. Ảnh: Hà Phương

Sân khấu hóa những phong tục, tập quán, lễ hội gắn với đời sống ngàn đời của cư dân Trường Sơn-Tây Nguyên, chương trình mở ra một đêm hội của âm thanh và ánh sáng, chuyển tải đến công chúng thông điệp về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa.

Tuy đã là lần thứ 2 tham gia Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (lần đầu vào năm 2018), song nghệ nhân Đinh Văn Loát (huyện Đak Pơ) vẫn không khỏi xúc động khi được biểu diễn trên sân khấu của lễ khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023 cũng như tại các chương trình cộng đồng. Anh nhận xét: “Liên hoan trình diễn cồng chiêng lần này tổ chức hoành tráng hơn, bài bản hơn, phải nói là tuyệt vời. Khán giả cũng đón nhận các phần biểu diễn rất nhiệt tình. Tôi thấy vui và vinh dự lắm. Mong sẽ có thêm nhiều liên hoan cồng chiêng được tổ chức để bà con biết cách giữ gìn phong tục, không mai một truyền thống”.

Chủ nhân của "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên". Ảnh: Hoàng Ngọc
Chủ nhân của "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên". Ảnh: Hoàng Ngọc

Trong khi đó, nghệ nhân Niê H’Lế (đoàn Đak Nông) chia sẻ cảm giác choáng ngợp và hồi hộp vì lần đầu được biểu diễn trên một sân khấu lớn như tại lễ khai mạc. “Đến với liên hoan lần này, em được giới thiệu nét đẹp văn hóa của dân tộc M’Nông mình và cũng được tìm hiểu về văn hóa các dân tộc khác. Đây là một kỷ niệm rất đáng nhớ, nhất là lúc được chứng kiến màn bắn pháo hoa quá đẹp mắt ở cuối chương trình”.

Sức sống cồng chiêng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Sức sống cồng chiêng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tuy tuổi đã cao nhưng bà Phạm Thị Hoa (tổ 5, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) vẫn không ngại đi cùng con cháu đến Quảng trường Đại Đoàn Kết để được trực tiếp thưởng thức chương trình nghệ thuật tại lễ khai mạc. “Chương trình hoành tráng quá, khán giả đến xem rất đông. Tôi thấy phần biểu diễn của các dân tộc Tây Nguyên rất cuốn hút, ngoài ra còn có tiết mục của những ca sĩ nổi tiếng như Trọng Tấn, Thu Minh, Y Garia. Chúng tôi mong đợi tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục có những chương trình lớn như thế này để phát triển văn hóa-du lịch, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân”-bà Hoa nói.

Gia Lai chuyển tải thông điệp về một vùng đất hiền hòa, mến khách. Ảnh: Hoàng Ngọc
Gia Lai chuyển tải thông điệp về một vùng đất hiền hòa, mến khách. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trao đổi với P.V, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đặng Kế Đông (tỉnh Quảng Nam) phấn chấn cho hay: Ông đã nhiều lần đến với Gia Lai vì đây là vùng đất giàu truyền thống văn hóa các dân tộc. Tuần Văn hóa-Du lịch năm 2023 là cuộc hội tụ văn hóa quy mô, đầy bản sắc của các dân tộc Tây Nguyên nên ông không bỏ lỡ cơ hội đến với Pleiku để vừa được trải nghiệm như một du khách, vừa thực tế sáng tác. Và những gì đang diễn ra đã không làm cánh nhiếp ảnh thất vọng. “Tôi hy vọng sẽ có nhiều tác phẩm đẹp về vùng đất, con người Gia Lai”-Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Đặng Kế Đông bày tỏ.

Ca sĩ Thu Minh phiêu với "Vũ điệu cồng chiêng" trên nền nhạc ca khúc "Sống như ta 20". Ảnh: Hoàng Ngọc
Ca sĩ Thu Minh phiêu với "Vũ điệu cồng chiêng" trên nền nhạc ca khúc "Sống như ta 20". Ảnh: Hoàng Ngọc
Màn pháo hoa mãn nhãn cuối chương trình. Ảnh: Phạm Quý

Màn pháo hoa mãn nhãn cuối chương trình. Ảnh: Phạm Quý

Có thể bạn quan tâm

Giấc mơ xanh

Giấc mơ xanh

(GLO)- Mùa xuân có muôn vàn con đường mở ra trước mắt. Mới hôm nào giá rét đẩy ta đến bờ sông sụt lở, thấy bi quan, lo lắng thì giờ đây, mùa xuân như bến mơ, có con đò sẵn đợi.

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Mùa đót

Mùa đót

(GLO)- Mỗi khi trời đất được sưởi ấm dần từ những tia nắng mùa xuân, cây lá bên đường xanh non nảy lộc, hoa tươi thắm sắc, tôi lại bâng khuâng nhớ về những điều gần gụi. Thoáng thấy dáng má cặm cụi bên hiên ngồi tết lại cây chổi đót đã bung ra những lạt mây, tôi chợt nhớ về những mùa đót cũ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Ngát hương mùa hoa trắng

(GLO)- Đầu xuân mới, Tây Nguyên khoác lên mình tấm áo trắng tinh khôi của những vườn rẫy cà phê. Đó là lúc đất trời như giao hòa trong sắc hương, khi từng chùm hoa trắng muốt nở rộ trên những cành cây, tỏa hương ngọt ngào quyến rũ khắp không gian.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Tác giả cùng người thân tại ngã ba biên. Ảnh: N.T.D

Tháng 2 nơi ngã ba biên

(GLO)- Khi vị Tết đã thấm đẫm trong từng câu chuyện, khi mùa xuân cạn nốt chén rượu đầy thì trên những nẻo biên cương, đất trời khoác lên mình tấm áo mới, rực rỡ và căng tràn nhựa sống.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Cỏ mùa xuân

(GLO)- Tôi đi cùng chiều trên cánh đồng tươi xanh và mềm mượt cỏ. Bàn chân, ánh mắt và cả tâm hồn đều chạm vào sắc màu của loài cỏ biếc. Tôi nghiêng xuống thật gần, nghe mùa thức dậy căng đầy và xôn xao niềm nhớ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Góc bếp, hiên nhà

(GLO)- Góc bếp, hiên nhà có lẽ là nơi yêu thương chăm chút nhất thuộc về người phụ nữ của gia đình. Mà thực ra, có người phụ nữ nào là không thuộc về gia đình, dù ít hay nhiều, dù hiện đại hay truyền thống.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nét chữ đầu xuân

(GLO)- Sau chuỗi ngày đông giá lạnh, tia nắng ấm áp mùa xuân đánh thức tất thảy những nụ mầm. Luồng sinh khí mới thổi qua như một cuộc chuyển giao âm thầm mà mãnh liệt. Một vòng tuần hoàn lại bắt đầu cho những ước mong.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít trầu cau

(GLO)- Mỗi dịp trong nhà có việc trọng, soạn mâm cỗ cúng, bao giờ cha cũng nhắc chị em chúng tôi chuẩn bị một lễ trầu cau. Nhà tôi ở phố, dù đất đai không rộng nhưng luôn trồng một cây cau và thả mấy dây trầu dưới gốc cho chúng vấn vít leo lên thân cau.