Biển Hồ xây dựng mô hình kiểu mẫu về du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa bản địa đặc sắc, xã Biển Hồ (tỉnh Gia Lai) đang hướng đến xây dựng mô hình kiểu mẫu về du lịch sinh thái kết hợp du lịch cộng đồng và phát triển các sản phẩm đặc trưng.

Nguồn tài nguyên văn hóa bản địa độc đáo

Việc sáp nhập các xã Nghĩa Hưng, Hà Bầu, Chư Đang Ya và Biển Hồ thành xã Biển Hồ đã hình thành một vùng du lịch giàu tiềm năng, độc đáo và đa dạng. Sau khi sắp xếp, xã Biển Hồ có tổng diện tích tự nhiên 170,44 km2 với 40 thôn, làng, trong đó có 22 làng đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi làng là một “mảnh ghép” văn hóa - lịch sử - thiên nhiên đặc trưng, góp phần tạo nên bức tranh tổng thể đa sắc màu.

Với 41% dân số là người dân tộc thiểu số, xã Biển Hồ có nền tảng quý giá để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng mang đậm chất Tây Nguyên, từ khám phá đời sống văn hóa, tham gia lễ hội, biểu diễn cồng chiêng, tìm hiểu các nghề truyền thống, đến thưởng thức ẩm thực truyền thống… Đồng thời, hình thành mô hình du lịch có sự tham gia trực tiếp của người dân bản địa.

lay10-1.jpg
Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm làng Phung thu hút nhiều đoàn du khách đến tham quan, tìm hiểu về các sản phẩm dệt truyền thống. Ảnh: Trần Dung

Bà R’Cơm H’Myữ - Chủ tịch Hội LHPN xã Biển Hồ - cho hay: Năm 2022, CLB Dệt thổ cẩm làng Phung được thành lập với 20 thành viên là phụ nữ nhằm lưu giữ nghề dệt truyền thống của dân tộc. Hội LHPN và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã đã trích kinh phí, đồng thời kêu gọi nhà hảo tâm hỗ trợ hơn 50 triệu đồng mua khung cửi cùng một số nguyên liệu dệt thổ cẩm cho các thành viên. Đồng thời, tích cực đưa các sản phẩm của CLB giới thiệu tại các sự kiện văn hóa của địa phương.

Nghệ nhân Rơ Lan Pel - Chủ nhiệm CLB Dệt thổ cẩm làng Phung - chia sẻ: “Nghề dệt thổ cẩm gắn bó lâu đời với người phụ nữ Jrai và là niềm tự hào của người dân xã Biển Hồ. Tôi sử dụng phòng khách của gia đình làm nơi trưng bày sản phẩm thổ cẩm của CLB. Nơi đây trở thành điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước. Những sản phẩm thổ cẩm do các thành viên CLB làm ra đều bền và đẹp, được khách hàng ưa chuộng đặt mua làm kỷ niệm khi đến tham quan du lịch tại xã Biển Hồ. Điều này không chỉ tạo thêm thu nhập 3 - 5 triệu đồng/người/tháng mà còn là động lực để chị em phụ nữ duy trì nghề dệt truyền thống của dân tộc”.

lay10-2.jpg
Nhờ thành lập Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm, phụ nữ làng Phung có thêm điều kiện để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc. Ảnh: Trần Dung

Nhiều dư địa phát triển các loại hình du lịch

Tiềm năng phát triển du lịch của xã Biển Hồ dựa trên nhiều lợi thế như: địa bàn rộng lớn, bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú... Xã có các vùng cảnh quan trọng điểm như: Biển Hồ - “đôi mắt Pleiku”; núi lửa Chư Đang Ya - địa điểm gắn liền với lễ hội hoa dã quỳ; núi Chư Nâm; hồ Tân Sơn; đồi chè Biển Hồ; hàng thông trăm tuổi. Bên cạnh đó, xã có các đặc trưng văn hóa Tây Nguyên như lễ hội cồng chiêng, nhà rông, giọt nước…; các điểm đến du lịch tâm linh như nhà thờ Giáo xứ Tiên Sơn, nhà thờ Giáo xứ Đức Bà Biển Hồ, di tích nhà thờ cũ Hà Bầu, chùa cổ Bửu Minh.

lay10-4.jpg
Tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya được tổ chức hằng năm thu hút đông đảo du khách tham quan. Ảnh: Lê Nam

Khu du lịch Biển Hồ - Chư Đang Ya được Chính phủ đưa vào danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia. Đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết: Về tiềm năng, Khu du lịch Biển Hồ - Chư Đang Ya có 2 hạt nhân du lịch chính là Khu sinh thái Biển Hồ ở phía Nam và miệng núi lửa Chư Đang Ya ở phía Bắc. Đây là khu vực có địa hình thuận lợi, cảnh quan đẹp với diện tích mặt nước lớn và đa dạng; là khu vực có nhiều điểm du lịch triển vọng với những di tích lịch sử được xếp hạng; có lợi thế để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Tại buổi làm việc với xã Biển Hồ mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Rah Lan Chung cho rằng: Xã Biển Hồ sau sáp nhập có quy mô diện tích và dân số lớn, hội tụ nhiều điểm du lịch kỳ vĩ, mở ra cơ hội hình thành một không gian du lịch liên hoàn, đa dạng và giàu bản sắc. Xã Biển Hồ có thể phát triển đồng thời nhiều loại hình du lịch đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên. Trong lộ trình phát triển, xã cần tính toán, đề xuất phương án để khai thác tốt các dư địa phát triển du lịch. Đồng thời, xã cần hình thành các quy hoạch để tính toán, phát triển các hoạt động trải nghiệm, lưu trú, hình thành các điểm đến, kết nối khách du lịch…

“Nếu biết kết nối các thôn, làng, bảo tồn giá trị gốc và nâng cấp hạ tầng đón khách, Biển Hồ hoàn toàn có thể trở thành điểm đến văn hóa - sinh thái - cộng đồng tiêu biểu của Gia Lai”-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Rah Lan Chung nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Ngọn đèn nhỏ bên khung cửa

Ngọn đèn nhỏ bên khung cửa

(GLO)- Chồng tôi nhận quyết định chuyển công tác vào một sáng cuối tháng Năm, khi sương vẫn còn giăng mờ trên những con dốc quen thuộc của phố núi Pleiku. Tin anh phải xuống Quy Nhơn theo diện hợp nhất 2 tỉnh không bất ngờ.

Bảo vật quốc gia ngai vua triều Nguyễn đặt tại Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.

Phục chế ngai vàng triều Nguyễn: Trả lại nguyên trạng năm 2015, đảm bảo đúng tinh thần bảo vật quốc gia

(GLO)-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) vừa có văn bản chính thức góp ý kế hoạch phục chế ngai vua triều Nguyễn, bảo vật quốc gia bị phá hoại hồi tháng 5 - 2025 tại điện Thái Hòa, yêu cầu phục hồi hiện trạng "gần giống nhất" so với năm 2015, thời điểm hiện vật được lập hồ sơ công nhận.

Vở ca kịch bài chòi trò chơi của quỷ: Tôn vinh chiến sĩ công an, cảnh tỉnh kẻ lầm lạc

Vở ca kịch bài chòi trò chơi của quỷ: Tôn vinh chiến sĩ công an, cảnh tỉnh kẻ lầm lạc

(GLO)- Vở diễn Trò chơi của quỷ do Ðoàn ca kịch bài chòi Bình Ðịnh (thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Gia Lai) dàn dựng vừa giành huy chương đồng tại Liên hoan Nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân” lần thứ V-năm 2025.

Biến quả bầu hồ lô thành sản phẩm mỹ nghệ

Biến quả bầu hồ lô thành sản phẩm mỹ nghệ

(GLO)- Nhờ biết khai thác lợi thế thổ nhưỡng địa phương cùng sự sáng tạo không ngừng, anh Phạm Quang Mạnh (làng Đak Chă, xã Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã biến những quả bầu khô thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo.

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

(GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Mùa dã quỳ xanh lá

Mùa dã quỳ xanh lá

(GLO)- Những ngày này, dạo quanh các cung đường từ xã Đak Đoa về phường Pleiku, từ xã Bàu Cạn đi xã Ia Dom, thi thoảng, tôi gặp những vạt dã quỳ mướt xanh vươn mình đón gió. Lại thấy, mùa dã quỳ xanh lá ngân hoài một vẻ đẹp riêng.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

null