5 tập thể, 53 cá nhân đạt giải cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” năm 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 28-7, Ban tổ chức cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” tỉnh Gia Lai (cũ) đã công bố kết quả cuộc thi năm 2025, với 5 tập thể và 53 cá nhân xuất sắc đạt giải.

Cuộc thi do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai tổ chức, phát động từ tháng 3-2025. Sau thời gian triển khai, cuộc thi đã nhận được hơn 22.000 bài dự thi từ khắp các trường học trên địa bàn tỉnh (trước sáp nhập).

Có 5 tập thể đạt giải cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” năm nay, trong đó 3 đơn vị có nhiều thí sinh tham gia nhất gồm các Trường: THPT Pleiku, THCS Phạm Hồng Thái, Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (phường Pleiku); 2 đơn vị có nhiều thí sinh đạt giải nhất gồm: Trường THCS Võ Thị Sáu (xã Đak Đoa) và Trường THPT chuyên Hùng Vương (phường Pleiku).

33-4260.jpg
Em Bùi Thị Châu Anh (Trường THCS Hùng Vương, xã Ia Grai) liên tiếp đạt giải nhất cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” năm 2024, 2025. Ảnh: Lam Nguyên

Về giải cá nhân, cấp Tiểu học có 16 giải; THCS 15 giải, THPT 13 giải. Ở cấp Tiểu học, 2 giải nhất thuộc về các em: Phan Trần Uyên Nhi (Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Ia Grai), Trần Kim Ngân (Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, xã Ia Grai).

2 giải nhất cấp THCS thuộc về các em: Bùi Thị Châu Anh (Trường THCS Hùng Vương, xã Ia Grai); Nguyễn Hoàng Kiên (Trường THCS Võ Thị Sáu, xã Đak Đoa). 2 thí sinh THPT đạt giải nhất gồm: Hoàng Lê Vi Na (Trường THPT Nguyễn Huệ, xã Đak Đoa), Lê Bảo Trân (Trường THPT chuyên Hùng Vương).

Ngoài ra còn có 9 giải chuyên đề dành cho bài chia sẻ cảm nhận cuốn sách hay nhất; truyện ngắn khuyến đọc hay nhất; kế hoạch/sáng kiến kinh nghiệm phát triển văn hóa đọc ấn tượng nhất.

Dự kiến chương trình tổng kết, trao thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt giải sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 8-2025 tại phường Pleiku.

Có thể bạn quan tâm

Vệt nắng

Vệt nắng

Chiều nào cũng vậy, gã lọc cọc đạp chiếc xe già nua, bánh trước lỏng lẻo hơi lệch sang bên phải, cứ thế khật khưỡng đi trên con đường dẫn về phía công viên.

Đoàn viên xã Tuy Phước đang kiểm tra sách. Ảnh: Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tuy Phước

Xã Tuy Phước phát động xây dựng “Tủ sách hy vọng”

(GLO)- Từ ngày 20 đến 22-7, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tuy Phước (tỉnh Gia Lai) phát động xây dựng mô hình “Tủ sách hy vọng”. Đây là hoạt động nhằm thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ xã lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030 (dự kiến diễn ra trong tháng 8-2025).

Ngọn đèn nhỏ bên khung cửa

Ngọn đèn nhỏ bên khung cửa

(GLO)- Chồng tôi nhận quyết định chuyển công tác vào một sáng cuối tháng Năm, khi sương vẫn còn giăng mờ trên những con dốc quen thuộc của phố núi Pleiku. Tin anh phải xuống Quy Nhơn theo diện hợp nhất 2 tỉnh không bất ngờ.

Bảo vật quốc gia ngai vua triều Nguyễn đặt tại Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.

Phục chế ngai vàng triều Nguyễn: Trả lại nguyên trạng năm 2015, đảm bảo đúng tinh thần bảo vật quốc gia

(GLO)-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) vừa có văn bản chính thức góp ý kế hoạch phục chế ngai vua triều Nguyễn, bảo vật quốc gia bị phá hoại hồi tháng 5 - 2025 tại điện Thái Hòa, yêu cầu phục hồi hiện trạng "gần giống nhất" so với năm 2015, thời điểm hiện vật được lập hồ sơ công nhận.

Vở ca kịch bài chòi trò chơi của quỷ: Tôn vinh chiến sĩ công an, cảnh tỉnh kẻ lầm lạc

Vở ca kịch bài chòi trò chơi của quỷ: Tôn vinh chiến sĩ công an, cảnh tỉnh kẻ lầm lạc

(GLO)- Vở diễn Trò chơi của quỷ do Ðoàn ca kịch bài chòi Bình Ðịnh (thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Gia Lai) dàn dựng vừa giành huy chương đồng tại Liên hoan Nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân” lần thứ V-năm 2025.

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

(GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

null