Tổng duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tối 10-11, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) đã diễn ra buổi tổng duyệt chương trình khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch và Festival văn hóa cồng chiêng Gia Lai năm 2023.

Dự buổi tổng duyệt có các đồng chí: Trương Hải Long-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai; Nguyễn Thị Thanh Lịch-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban tổ chức.

Trên 1 ngàn nghệ nhân của 5 tỉnh Tây Nguyên trình diễn cồng chiêng trong tiết mục khai từ "Âm vang đại ngàn". Ảnh: Hoàng Ngọc

Trên 1 ngàn nghệ nhân của 5 tỉnh Tây Nguyên trình diễn cồng chiêng trong tiết mục khai từ "Âm vang đại ngàn". Ảnh: Hoàng Ngọc

Chương trình khai mạc có chủ đề “Gia Lai-Những sắc màu văn hóa”. Ý tưởng xuyên suốt của chương trình nhằm tôn vinh Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, trải rộng 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng. Chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Jrai, Bahnar, Ê Đê, Xê Đăng, Giẻ Chiêng, Mnông…

Chương trình khai mạc gồm phần lễ và chương trình nghệ thuật, do Phó giáo sư-Tiến sĩ Tạ Quang Đông-Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch làm tổng đạo diễn và chỉ đạo nghệ thuật. Tiết mục khai từ “Âm vang đại ngàn” có sự tham gia trình diễn cồng chiêng của trên 1 ngàn nghệ nhân 5 tỉnh Tây Nguyên. Đây cũng là kỷ lục về số lượng nghệ nhân trong một chương trình nghệ thuật từ trước tới nay.

Những chủ nhân của di sản cồng chiêng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Những chủ nhân của di sản cồng chiêng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chương trình nghệ thuật gồm 2 chương với nhiều tiết mục đặc sắc. Chương I “Linh thiêng đại ngàn” tái hiện không gian đậm chất sử thi về công cuộc giữ đất, giữ nước, giữ buôn làng, giữ lửa cồng chiêng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên giữa đại ngàn hùng vĩ. Chương II “Sức sống đại ngàn” khẳng định sức sống bền bỉ, mãnh liệt và sự lan tỏa mạnh mẽ của văn hóa cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng không chỉ vang vọng tại các buôn làng, mà vượt qua khỏi biên giới quốc gia, là gia tài quý báu trong kho tàng văn hóa Việt Nam và được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày nay, nghệ thuật cồng chiêng đã tham gia vào phát triển du lịch, trở thành sứ giả văn hóa kết nối du khách trong và ngoài nước đến với vùng đất đỏ bazan huyền thoại.

Chương trình khẳng định sức sống bền bỉ và sự lan tỏa mạnh mẽ của di sản văn hóa cồng chiêng. Ảnh: Hoàng Ngọc
Chương trình khẳng định sức sống bền bỉ và sự lan tỏa mạnh mẽ của di sản văn hóa cồng chiêng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Xuyên suốt chương 1 và 2 là các tiết mục hát, múa: “Khúc hát đại ngàn” (sáng tác Đinh Lăng), “Đám mây thành kẹo bông” (dân ca Bahnar); múa “Rừng khát” (biên đạo Vân Như, âm nhạc Khắc Phú); “Pleiku chưa xa đã nhớ” (sáng tác Ngọc Tường); “Gia Lai theo Đảng, Bác Hồ" (sáng tác Thảo Nam Giang); múa “Sức sống đại ngàn” (biên đạo Uyên Chi), “Gia Lai quê tôi” (sáng tác Y Yang Tuyn), “Rừng ơi yàng ơi” (sáng tác Thảo Nam Giang). Ngoài ra, chương trình còn có ca khúc “Vũ điệu cồng chiêng” (sáng tác Dương Khắc Linh, Trang Pháp) trên nền nhạc ca khúc “Sống như ta 20”, phần trình diễn đặc sắc của đội cồng chiêng nhí dân tộc Jrai của TP. Pleiku. Sự kết hợp 2 ca khúc “Ngọn lửa cao nguyên” (sáng tác Trần Tiến) và “Đôi mắt Pleiku” (sáng tác Nguyễn Cường) với phần trình diễn của ca sĩ nổi tiếng cùng đại dàn nhạc cồng chiêng là tiết mục khép lại chương trình nghệ thuật.

Sức sống đại ngàn được nghệ thuật hóa trên sân khấu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Sức sống đại ngàn được nghệ thuật hóa trên sân khấu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Với hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại, chương trình nghệ thuật vẽ nên một bức tranh về đại ngàn hùng vĩ, nơi những thanh âm của núi rừng hòa quyện cùng tiếng cồng chiêng vang lên như một bản hòa ca bất tận, tạo nên không gian kết nối, giao hòa giữa thiên nhiên-con người-thần linh, giữa quá khứ-hiện tại-tương lai, nơi thế giới nội tâm sâu sắc của người dân Tây Nguyên được thể hiện qua những giây phút thăng hoa cùng nghệ thuật; nơi văn hóa cồng tiếng chiêng được tôn vinh và khẳng định giá trị trường tồn trong nhịp sống đương đại. Qua đó, khẳng định sau 18 năm được UNESCO vinh danh, Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản cồng chiêng.

Cuộc sống bình dị và giàu chất thơ của các dân tộc bản địa Tây Nguyên được tái hiện trong chương trình nghệ thuật. Ảnh: Hoàng Ngọc

Cuộc sống bình dị và giàu chất thơ của các dân tộc bản địa Tây Nguyên được tái hiện trong chương trình nghệ thuật. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tại buổi tổng duyệt, các thành viên Ban tổ chức đã đóng góp ý kiến về bố trí sân khấu, hiệu ứng âm thanh, ánh sáng cho các tiết mục biểu diễn. Ban tổ chức cũng đề nghị chỉnh sửa một số nội dung như trang phục, đạo cụ biểu diễn của các nghệ nhân, diễn viên để đảm bảo ý nghĩa tôn vinh giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, để chương trình thực sự đặc sắc, mang tính văn hóa, tạo ấn tượng tốt đẹp cho người dân và du khách.

Chương trình nghệ thuật đảm bảo giữ tính nguyên gốc của di sản, vừa tôn vinh giá trị, đưa các giá trị văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đến gần hơn với công chúng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chương trình nghệ thuật đảm bảo giữ tính nguyên gốc của di sản, vừa tôn vinh giá trị, đưa các giá trị văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đến gần hơn với công chúng. nh: Hoàng Ngọc

Lễ khai mạc Tuần văn hóa-Du lịch sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ 10 phút ngày 11-11 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. Chương trình được Báo Gia Lai livestream tại các địa chỉ: Baogialai.com.vn, Fanpage Báo Gia Lai điện tử, Youtube Báo Gia Lai, đồng thời được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Gia Lai và các tỉnh trong khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.